| Hotline: 0983.970.780

Nếu biên phòng tiếp tay phá rừng pơ mu, sẽ tước quân tịch ngay!

Thứ Sáu 15/07/2016 , 13:36 (GMT+7)

Đại tá Dương Hoài Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, khẳng định: "Nếu có sự tiếp tay của Bộ đội Biên Phòng trong vụ việc này, nhanh nhất, kiên quyết nhất của tôi là tước quân tịch, trả về địa phương..."


Đại tá Dương Hoài Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Quảng Nam

 

Đó là khẳng định của Đại tá Dương Hoài Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam với NNVN sáng 15/7.

Liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra khu vực biên giới thuộc xã La Dêê, huyện Nam Giang, Quảng Nam và huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông, Lào, đại tá Dương Hoài Nam,  cho hay: Đây là đường bất khả xâm phạm, mọi hoạt động, quân sự, chính trị, kinh tế phải là sự phối kết hợp lực lượng biên phong hai nước Việt- Lào.

“Như chúng tôi, muốn tuần tra phải tổ chức hoạt động tuần tra song phương, phải có sự kết hợp với nước bạn Lào. Hàng tháng, hàng quý hai bên lên kết hoạch và khi tuần tra thì gặp nhau ở cột mốc, rồi hai lực lượng kiểm tra. Khu vực này không phải thích là vào, không thích là ra. Khu vực xảy ra vụ phá rừng có địa hình rừng núi phức tạp. Điểm tập kết gỗ nằm dưới suối sâu, đi đến đó không dễ, cây cối rất nhiều.

Trao đổi với NNVN, trước đó, nói về trách nhiệm, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam cho hay, nên xem xét trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng?

Đưa ý kiến này trao đổi, đại tá Nam, ông cho rằng: Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng ở khu vực biên giới là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, an ninh biên giới, đường biên cột mốc. Còn nói vấn để bảo vệ rừng, thì biên phòng chỉ là một lực lượng phối kết hợp...


Những cây gỗ đường kính hơn 1m bị đốn hạ

 

“Có thể nói trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng cũng có trong vụ việc này, anh là người bảo vệ biên giới, nhưng để xảy ra trong khu vực này mà anh không phát hiện được”, ông Nam nói.


Lực lượng chức năng kiểm đếm số gỗ bị chặt phá

 

Khi PV đặt câu hỏi: Vụ phá rừng xảy ra, nhiều người nghi ngờ có sự tiếp tay của Bộ đội Biên phòng, nếu có thì hướng xử lý như thế nào? Ông Nam nói: “Tôi khẳng định, điều đấy không xảy ra, tôi đã cho kiểm tra. Lính tôi, tôi đã nói rõ “ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”. Nếu quân nhân nào tiếp tay cho việc này thì sự nghiệp của quân nhân cho xuống suối. Lính tôi không vi phạm!”.

Ông nói thêm, nếu có sự tiếp tay của Bộ đội Biên Phòng trong vụ việc này, nhanh nhất, kiên quyết nhất của tôi là tước quân tịch, trả về địa phương. Dù “quan to” cỡ nào, tôi sẽ tước quân tịch bình thường, đây là lực lượng chuyên chính.


Số gỗ được tập kết phục vụ điều tra, khởi tố vụ án

 

Trong một diễn biến khác, ngày 14/7, lực lượng kiểm lâm, công an tỉnh Quảng Nam có mặt tại khu vực rừng pơ mu bị đốn hạ. Tại đây, các đối tượng đã chặt phá hai khoảnh rừng lớn để khai thác gỗ, với số gốc kiểm đếm được khoảng 60 cây gỗ pơ mu. Có nhiều cành, ngọn pơ mu bị chặt phá nằm ngổn ngang trong rừng, khoảng 5m3 gỗ phách được xẻ theo quy cách vẫn còn nằm lại ở hiện trường, chưa kịp vận chuyển ra cất giấu tại bãi tập kết.

Điều đáng nói, số gỗ được tập kết trong rừng, nằm cách Trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu Nam Giang, Bội đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam chừng 500 m, còn địa điểm phá rừng nằm cách đó chừng 5-7km đường rừng.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng nam, hiện đơn vị này đang dốc lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng sớm hoàn tất khám nghiệm hiện trường, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án.


Hiện trường khai thác gỗ rất rầm rộ

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Mở rộng vụ chuyến bay giải cứu: Thêm 3 cựu Phó Giám đốc Sở hầu tòa

Vụ án 'Chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2, có 3 cựu Phó Giám đốc Sở ở Thái Nguyên, Quảng Nam; 1 cựu cán bộ công an cùng nhiều bị cáo khác hầu tòa.