| Hotline: 0983.970.780

Nếu cần, sẽ cưỡng chế di dời, sơ tán dân tránh bão

Thứ Ba 27/09/2022 , 12:51 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Tại các huyện vùng biển tỉnh Quảng Trị, hiện trời mưa ngày càng lớn. Trong sáng 27/9, nhiều địa phương đã hối hả chằng chống nhà cửa ứng phó bão Noru.

Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương xã Triệu An giúp đỡ gia đình chị Lê Thị Hoa chằng chống nhà cửa ứng phó bão Noru. Ảnh: Võ Dũng.

Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương xã Triệu An giúp đỡ gia đình chị Lê Thị Hoa chằng chống nhà cửa ứng phó bão Noru. Ảnh: Võ Dũng.

Chị Lê Thị Hoa, thôn Hà Tây, xã Triệu An (huyện Triệu Phong) thuộc diện hộ nghèo, đơn thân, tàn tật, đứa con còn nhỏ bị tim bẩm sinh. Nghe tin bão Noru sắp đổ bộ, chị rất lo lắng nhưng không biết xoay xở thế nào.

Bài liên quan

“Thôn Hà Tây cách bờ biển chỉ vài ba trăm mét, vùng này thấp trũng, tôi rất sợ ngập nước nhưng nhà toàn người bệnh tật, không biết làm thế nào. May có chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Triệu Vân đóng trên địa bàn xuống hỗ trợ”, chị Hoa cho hay.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Triệu An cho biết, địa phương này có 76 hộ dân (144 nhân khẩu) nằm trong diện phải di dời, trong đó một số gia đình neo đơn, người già.

“Ngay sau khi ăn trưa xong, xã sẽ cùng lực lượng biên phòng đóng trên địa bàn tổ chức di dời người dân”, ông Phương cho biết.

Còn tại xã Triệu Vân, theo thống kê sẽ có 80 hộ (209 nhân khẩu) nằm trong diện di dời. Một số sẽ được di dời vào các hộ có nhà kiên cố, số ít sẽ được di dời vào trụ sở UBND xã, nhà văn hóa.

Theo thống kê, 3 xã bãi ngang của huyện Triệu Phong có 257 hộ (731 nhân khẩu) cần phải di dời để ứng phó bão Noru.

Trường Mần non Triệu An được chằng chống, chặt tỉa cây cối trước giờ bão Noru đổ bộ. Ảnh: Võ Dũng.

Trường Mần non Triệu An được chằng chống, chặt tỉa cây cối trước giờ bão Noru đổ bộ. Ảnh: Võ Dũng.

Kể từ ngày 26/9, Đồn Biên phòng Triệu Vân huy động hàng trăm lượt chiến sỹ cùng với chính quyền địa phương đi tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân đưa tàu thuyền lên bờ, chằng chống nhà cửa để ứng phó bão Noru. Đến nay đã có 450 tàu thuyền của ngư dân vùng bãi ngang này được lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, chính quyền và ngư dân đưa lên bờ tránh trú bão.

Hệ thống loa truyền thanh cơ sở, xe tuyên truyền di động của 3 xã bãi ngang huyện Triệu Phong cũng hối hả phát đề nghị người dân chú trọng công tác ứng phó bão Noru.

Sáng 27/9, sau cuộc họp trực tuyến với Chính phủ, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra tình hình ứng phó bão Noru tại một số địa phương ven biển.

Quảng Trị đang nằm trong vùng cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 3. Theo đó, địa phương này sẽ có 11.527 hộ dân (38.759 nhân khẩu) thuộc 4 huyện ven biển là Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ nằm trong diện phải di dời.

Bộ đội biên phòng giúp dân đưa tàu thuyền lên bờ tránh trú bão Noru. Ảnh: Võ Dũng.

Bộ đội biên phòng giúp dân đưa tàu thuyền lên bờ tránh trú bão Noru. Ảnh: Võ Dũng.

Trong đó, có 1.731 hộ (6.207 nhân khẩu) nằm ở các xã ven biển thuộc diện ưu tiên phương án di dời khẩn cấp.

Theo công điện của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, địa phương này sẽ hoàn thành việc di dời dân ở những khu vực có nguy cơ cao trước 15h ngày 27/9.

Đại diện Đồn Biên phòng Triệu Vân (đóng trên địa bàn xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong) cho hay: “Ở vùng bãi ngang này vẫn còn tư tưởng chủ quan của người dân trong ứng phó bão Noru. Một số chủ đầm tôm đang bám đầm, chưa thông quan điểm di dời về nơi an toàn. Chúng tôi đã tuyên truyền vận động, nếu chiều nay, một số hộ không di dời, bắt buộc lực lượng chức năng phải sử dụng các biện pháp mạnh, cưỡng chế di dời”.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm