| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn nạn buôn bán thuốc bảo vệ thực vật lậu ở vùng biên Lào Cai

Thứ Năm 01/07/2021 , 09:34 (GMT+7)

Tại các huyện vùng biên thuộc tỉnh Lào Cai việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan...

Thuốc bảo vệ thực vật được bán dọc tỉnh lộ 158. Ảnh: L.P

Thuốc bảo vệ thực vật được bán dọc tỉnh lộ 158. Ảnh: L.P

Thuốc bảo vệ thực vật bán chui dọc tỉnh lộ

Tại một số nơi ở huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát… việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tự phát vẫn diễn ra, công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Gần đây, đoàn liên ngành đã kiểm tra, phát hiện và thu giữ hơn 100 kg thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc tại chợ phiên xã Bản Lầu (huyện Mường Khương).

Tiếp đó, đầu tháng 4 vừa qua, lực lượng chức năng phát hiện trong kho của cơ sở do bà Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1964, trú xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên) làm chủ có chứa 7 thùng lớn, bên trong 148 chai thuốc trừ cỏ (loại cháy nhanh) không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các chai này mang nhãn hiệu Lagoote 210SL với thành phần có chứa hoạt chất Paraquat, thể tích 1.000ml/chai là hoạt chất không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Mới đây, Công an huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Lào Cai) phát hiện ven tỉnh lộ 158 (đoạn qua thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung), một số đối tượng bày bán số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật.

Qua kiểm tra, số thuốc bảo vệ thực vật này là của ông: Vàng A Sáng (sinh năm 1982), Tráng A Hòa (sinh năm 1992) và Hầu A Giấy (sinh năm 1976) cùng trú xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát, Lào Cai). Số thuốc bảo vệ thực vật lực lượng chức năng thu giữ lên tới 227 chai và 60 gói thuốc diệt cỏ, 680 gói thuốc diệt chuột, cùng một lượng lớn chai thuốc trừ sâu các loại từ 50 ml - 1,1 lít đều in chữ Trung Quốc, không có hướng dẫn tiếng Việt.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng không rõ nguồn gốc thường được bán vào đầu các vụ mùa, dọc tỉnh lộ thuận đường đi lại, chợ phiên... Mặt khác, do nhận thức của người dân còn hạn chế, nên những mặt hàng nêu trên vẫn có nơi được tiêu thụ.

Ngoài ra, chủng loại vật tư nông nghiệp trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh là rất lớn, khoảng hơn 4 nghìn loại thuốc bảo vệ thực vật, trên 14 nghìn loại phân bón... Trong khi đó, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục do Trung Quốc sản xuất được nhập lậu vào có giá thành thấp hơn khoảng 30 - 40% do đó người dân vẫn tìm mua… Do đó, công tác quản lý, kiểm soát các loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn.

Người dân vứt bừa bãi vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Ảnh: T.P

Người dân vứt bừa bãi vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Ảnh: T.P

Quản lý chặt, không để buôn bán thuốc ngoài danh mục

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Lào Cai đã có chỉ thị về tăng cường quản lý hoạt động buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhằm góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hàng của tỉnh này.

Ông Hoàng Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, thuốc bảo vệ thực vật là loại vật tư cần thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cho sự an toàn của cây trồng trước các đối tượng dịch hại. Bên cạnh các mặt tích cực đó, các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật nếu sử dụng không đúng kỹ thuật sẽ tăng chi phí đầu vào, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản, qua đó tác động tiêu cực đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Thời gian qua công tác quản lý về buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã được các Sở, ban, ngành và UBND các cấp trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Tuy nhiên, một số địa bàn vùng cao, biên giới công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, tình trạng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trái pháp luật (thuốc nhập lậu, thuốc ngoài danh mục) tại các chợ phiên vẫn còn diễn ra.

Một số sản phẩm sau khi xuất khẩu đã bị trả lại do còn tồn dư một số hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm, tác động đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp.

Do đó, để quản lý chặt chẽ, không để thuốc bảo vệ thực vật, cần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước về thuốc thuốc bảo vệ thực vật ở các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh; phân rõ trách nhiệm, tạo nên sự đồng thuận trong công tác quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Trong đó, Sở NNPT-NT và các sở, ngành liên quan phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp hàng hoá, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp để tạo ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Xem xét thành lập các tổ dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật tự quản vào việc đánh giá thực hiện tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới.

Phát động và đẩy mạnh phong trào sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thuốc thảo mộc trong danh mục được phép sử dụng, trong phòng chống sinh vật gây hại cây trồng.

Đồng thời, nâng cao ý thức trong cộng đồng nhằm thu gom triệt để vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để chuyển giao, xử lý tiêu hủy theo quy định...

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất