| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 11/08/2022 , 07:58 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 07:58 - 11/08/2022

Ngăn ngừa sự cộng dồn các yếu tố tiêu cực

Tình trạng nghỉ việc của nhân viên y tế nói riêng và viên chức các ngành nói chung, chính là kết quả cộng dồn các yếu tố tiêu cực.

Trước tình trạng ngày càng nhiều công chức và viên chức nghỉ việc, Bộ Nội vụ đã có văn bản gửi cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước đề nghị báo cáo tình hình cán bộ xin thôi việc từ 1/1/2020 đến hết 6 tháng đầu năm 2022.

Dịch chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư là một tín hiệu đáng mừng hay đáng lo? Chưa thể xác định, nhưng thời gian qua, hiện tượng nhân viên ngành y tế nghỉ việc trở nên phổ biến ở nhiều nơi. Theo một thống kế chưa đầy đủ, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2022, đã có khoảng 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc.

Để tìm ra lý do nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã có cuộc gặp gỡ với các đại diện của đội ngũ y bác sĩ trên địa bàn. Có giám đốc bệnh viện đã bật khóc khi phát biểu về những khó khăn đang thách thức những thầy thuốc.

Qua một khảo sát 500 y, bác sĩ tại TP. HCM, có thể tạm thời liệt kê 5 nguyên nhân mà người lao động quyết định nghỉ việc ở các cơ sở y tế công lập. Thứ nhất, lương thấp. Thứ hai, không hài lòng với môi người làm việc. Thứ ba, cường độ làm việc quá cao, áp lực công việc quá lớn. Thứ tư, không có cơ hội trau dồi nghề nghiệp. Thứ năm, bất mãn với giám đốc hoặc người quản lý trực tiếp.

Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng: “Tôi không tin rằng chỉ vì lương thấp có thể khiến bác sĩ bỏ việc hoặc bỏ công ra tư. Tôi cũng không tin chỉ vì một sự không hài lòng nào đó khiến nhân viên y tế rời khỏi biên chế. Thế nhưng, tôi tin nếu tất cả vấn đề đó cùng dồn nén ở một nơi, sẽ tạo ra được câu chuyện trên”.

Vậy, tình trạng nghỉ việc của nhân viên y tế nói riêng và viên chức các ngành nói chung, chính là kết quả cộng dồn các yếu tố tiêu cực. Làm sao ngăn ngừa hệ lụy ấy? Câu trả lời ngỡ dễ mà khó, ngỡ khó mà dễ. Bởi lẽ, để cải thiện, thì thay đổi chế độ đãi ngộ và phát huy dân chủ cơ sở cần phải được thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Vai trò của các tổ chức đoàn thể như thế nào trong quá trình lắng nghe nguyện vọng của người lao động? Sự giám sát của người đứng đầu và sự đối thoại giữa các cấp, vẫn chưa thông suốt và thấu đáo.

Mỗi người có một chọn lựa riêng, có người cầu danh, có người cầu lợi, có người cần cống hiến, có người thích an nhàn. Thế nhưng, một môi trường làm việc lý tưởng sẽ khuyến khích được tất cả người lao động cùng chung tay công bằng và thoải mái. Để công chức và viên chức nghỉ việc hàng loạt, nhất là sự ra đi của những người có chuyên môn và có trình độ, thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo từng đơn vị.

Muốn hóa giải những yếu tố tiêu cực cộng dồn ở khu vực công, phải loại bỏ hai thứ tâm lý vô cùng nguy hại là “cha chung không ai khóc” và “không có mợ thì chợ vẫn đông”. Cần thiện chí tháo gỡ từng yếu tố tiêu cực, vì tuyết đóng dày ba tấc không phải do cái lạnh một giờ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm