| Hotline: 0983.970.780

Ngành gỗ Bình Định đã có tín hiệu phục hồi

Thứ Năm 06/06/2024 , 06:30 (GMT+7)

Năm 2024, dù còn khó khăn, nhưng ngành gỗ Bình Định đã thấy những tín hiệu phục hồi, các doanh nghiệp ngành gỗ ở tỉnh này đang tích cực thay đổi để thích ứng.

Không chủ quan, thụ động

Bình Định là môt trong những tỉnh có số lượng lớn nhà máy chế biến gỗ, tập trung ở các Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ (thành phố Quy Nhơn) với khoảng 245 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng; trong đó, có 130 doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định.

Từ đầu năm 2024 đến nay, ngành gỗ Bình Định đã có tín hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian dài khó khăn. Dù trước mắt còn nhiều khó khăn, nhưng với tín hiệu vui đã xuất hiện, ngành gỗ Bình Định đứng trước triển vọng phục hồi.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định: Bình Định kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác với tỉnh trong chủ trương phát triển rừng gỗ lớn để dần chủ động về nguyên liệu. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định: Bình Định kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác với tỉnh trong chủ trương phát triển rừng gỗ lớn để dần chủ động về nguyên liệu. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, trong 5 tháng đầu năm 2024, ngành gỗ tỉnh này đã có sự tăng trưởng khá, nhờ nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ của thị trường Trung Quốc và Nhật Bản tăng. Còn theo Cục Thống kê Bình Định, trong 5 tháng qua, sản phẩm gỗ xuất khẩu của tỉnh này ước đạt 215,9 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Riêng sản phẩm đồ gỗ nội thất, ngoại thất, sân vườn tiêu thụ tại thị trường Mỹ ước đạt 110,7 triệu USD, tăng 6,3% so cùng kỳ.

Những con số kể trên cho thấy thị trường đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành gỗ Bình Định đã “ấm” trở lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành gỗ ở tỉnh này không chủ quan, thụ động, mà vẫn nỗ lực tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường. Đồng thời nắm bắt kịp thời mọi thông tin từ các thị trường, phát huy các phân khúc sản phẩm đang có thế mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng doanh thu.

Ông Phan Hồng Quý, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hoàng Giang (Bình Định), chia sẻ: “Tại Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời Q-FAIR 2024 Quy Nhơn vừa diễn ra vào tháng 3/2024, đơn vị có nhiều cơ hội gặp các đối tác để tìm kiếm đơn hàng mới. Công ty chúng tôi đã chủ động đàm phán với khách hàng giảm giá sản phẩm, đưa các mẫu thiết kế độc quyền, đa dạng mẫu mã và phù hợp cho từng đối tượng khách hàng; đồng thời kiểm soát chặt chẽ định mức kinh tế kỹ thuật, tiết giảm chi phí tối đa để có giá bán cạnh tranh”.

Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Định đã tổ chức lại sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực. Ảnh: V.Đ.T.

Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Định đã tổ chức lại sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực. Ảnh: V.Đ.T.

“Các doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Định không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn liên kết để tạo sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, các doanh nghiệp có thêm điều kiện đáp ứng được những quy chuẩn ngày càng cao của các thị trường khó tính trên thế giới, giúp nâng cao thương hiệu đồ gỗ Bình Định”, ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cho hay.

Chủ động nguồn nguyên liệu

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời Q-FAIR 2024 Quy Nhơn đã mang đến cho các doanh nghiệp ngành gỗ Bình Định cơ hội đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm gỗ ngoài trời đến với các doanh nghiệp đối tác và người tiêu dùng, tạo thêm các mối quan hệ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

“Tôi nhận thấy, các doanh nghiệp ngành gỗ Bình Định đã nhanh chóng tìm tòi, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm theo các xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu hiện nay. Nhiều sản phẩm mới ra mắt vừa hợp túi tiền, vừa tiện dụng đối với người tiêu dùng, thay vì những phân khúc sản phẩm đắt tiền hơn so với trước”, ông Đỗ Xuân Lập nhận định.

Bình Định vẫn còn nỗi lo là còn lệ thuộc nguồn gỗ nguyên ngoại nhập đến gần 80%. Ảnh: V.Đ.T.

Bình Định vẫn còn nỗi lo là còn lệ thuộc nguồn gỗ nguyên ngoại nhập đến gần 80%. Ảnh: V.Đ.T.

Trước những yêu cầu cao của các thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn như Mỹ, châu Âu, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Định như Tổng Công ty PISICO Bình Định, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, Công ty Cổ phần Công nghệ gỗ Đại Thành, Công ty TNHH Hoàng Hưng, Công ty Cổ phần Phú Tài… đã tái cấu trúc, tổ chức lại sản xuất; trong đó chú trọng đổi mới công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, 1 số doanh nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Theo dự báo, năm 2024 sẽ mở ra cơ hội phát triển thị trường của ngành gỗ. Tuy nhiên, ngành gỗ Bình Định vẫn còn nỗi lo là còn lệ thuộc nguồn gỗ ngoại nhập đến gần 80%. Đây là bất lợi của doanh nghiệp ngành gỗ, vì chi phí mua gỗ nguyên liệu nhập khẩu rất cao, lại bị động, tiềm ẩn nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của doanh nghiệp.

5 tháng đầu năm 2024, ngành gỗ Bình Định đã có sự tăng trưởng nhờ nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ của thị trường Trung Quốc và Nhật Bản tăng. Ảnh: V.Đ.T.

5 tháng đầu năm 2024, ngành gỗ Bình Định đã có sự tăng trưởng nhờ nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ của thị trường Trung Quốc và Nhật Bản tăng. Ảnh: V.Đ.T.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh này đang tập trung phát triển rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) và chứng chỉ carbon. Định hướng đến năm 2030, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh này sẽ đạt hơn 50.000ha.

“Bình Định kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác với tỉnh trong chủ trương phát triển rừng gỗ lớn để dần chủ động về nguyên liệu. UBND tỉnh Bình Định sẽ tháo gỡ cơ chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngành gỗ tham gia phát triển rừng gỗ lớn, đặc biệt là hỗ trợ về tín dụng. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cần làm tốt nhiệm vụ kết nối các doanh nghiệp thành viên để tạo nên sức mạnh cho ngành chế biến gỗ của tỉnh ngày càng lớn mạnh”, ông Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Tập đoàn Mavin 20 năm 'Kiến tạo - Nâng tầm - Bứt phá'

HÀ NỘI Đây là dịp đặc biệt và ý nghĩa để nhìn lại hành trình phát triển vinh quang của Mavin trong 2 thập kỷ qua, khơi dậy niềm tự hào, động lực hướng tới tương lai.