| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 05/11/2024 , 19:02 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Dịch tả lợn Châu Phi khiến người nuôi trên địa bàn Nghệ An mất ăn mất ngủ. Ảnh: Khôi An.

Dịch tả lợn Châu Phi khiến người nuôi trên địa bàn Nghệ An mất ăn mất ngủ. Ảnh: Khôi An.

Từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An xuất hiện một số loại dịch bệnh thú y như dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, lở mồm long móng, cúm gia cầm, dại chó, hay bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi.

Những dịch bệnh kể trên cơ bản được xử lý kịp thời và khống chế trong diện hẹp. Duy nhất dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khá phức tạp, với tình hình hiện tại nếu không tập trung phòng bị thì nguy cơ lây lan, bùng phát trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Ghi nhận đến cuối tháng 10/2024 toàn tỉnh xảy ra tổng cộng 58 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại 15 huyện, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 4.797 con lợn với tổng trọng lượng 242.870 kg. Đặc biệt, riêng huyện Anh Sơn chiếm gần phân nửa với 2.180 con, kế đó là huyện Tương Dương có 1.025 con, Quỳ Hợp 457 con, Quế Phong 315 con, Tân Kỳ 296 con…

Đáng chú ý, tình trạng lây lan dịch tả lợn Châu Phi chủ yếu xuất hiện tại hình thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ vốn không đảm bảo các yêu cầu điều kiện về an toàn dịch bệnh.

Trên phương diện chủ quan, thấy rằng tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn của Nghệ An còn thấp. Một số địa phương còn tư tưởng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, công tác giám sát chưa kịp thời, quá trình chỉ đạo chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Xem thêm
Địa phương kiến nghị gỡ khó cho ngành chăn nuôi lợn

Đồng Nai, Hà Nội và Thanh Hóa cùng nêu kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi lợn, nhấn mạnh yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, xây dựng cơ sở dữ liệu…

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất