| Hotline: 0983.970.780

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

Thứ Tư 25/12/2024 , 09:28 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Người làm bún ở làng Vân Cù. Ảnh: Mạnh Hùng.

Người làm bún ở làng Vân Cù. Ảnh: Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật cấp quốc gia cho tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Theo đó, nghề làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, thành phố Huế) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vân Cù là tên một làng nằm ven sông Bồ, nay thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Tính từ chợ Đông Ba, làng nằm cách kinh thành Huế khoảng 10 km về phía tây bắc.

Theo sách “Ô Châu cận lục” của cụ Dương Văn An, làng Vân Cù có bề dày lịch sử trên 500 năm. Ban đầu, làng có tên là Đào Cù thuộc huyện Đan Điền, chuyên nghề nung gạch. Sau đó, làng bỏ nghề gạch theo nghề bún nên có thêm tên tục là làng Bún.

Nghề làm bún Vân Cù đã gắn bó với người dân làng này hơn 400 năm nay.

Bún Vân Cù thành phẩm ngày ngày được người dân trong làng và các đầu mối thu mua đưa đi giao khắp các chợ, quán ăn, nhà hàng trong tỉnh, góp phần tạo nên thương hiệu cho món "bún bò Huế" nức tiếng gần xa.

Sở dĩ bún Vân Cù được nhiều người biết đến bởi sợi bún Vân Cù màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay.

Điều đặc biệt là không cần ăn kèm cao lương mỹ vị, nhiều khi chỉ cần một chén nước mắm chanh, tỏi, ớt cũng đủ làm thực khách nhớ mãi sợi bún ở ngôi làng ven sông Bồ này. 

Lễ hội điện Huệ Nam hay còn gọi là  lễ hội điện Hòn Chén, diễn ra vào đầu tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm. Đây là hoạt động sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh ở xứ Huế và tôn thờ nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt, di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

Hằng năm, lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức với nhiều nghi lễ độc đáo như lễ cáo yết, chánh tế, cung nghinh, hối loan… nhưng đặc sắc nhất là hoạt động rước Thánh bằng thuyền trên sông Hương với sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt.

Xem thêm
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc

'Cây cam của tôi', 'Cây xoài nhà tôi', 'Cây dừa vườn tôi', 'Gạo ruộng nhà mình', v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'

Câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền' chính thức ra mắt, đánh dấu bước ngoặt phát triển nông nghiệp bền vững. 18 thành viên Ban chủ nhiệm là những doanh nông tiêu biểu.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.