| Hotline: 0983.970.780

Nghề làm đường phên ở Cao Bằng khởi sắc nhờ giống mía mới

Thứ Năm 21/01/2021 , 10:19 (GMT+7)

Nhờ đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào canh tác, nghề làm đường phên tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng ngày một khởi sắc.

Diện tích trồng mía tại Quảng Hòa chiếm 70% tổng diện tích mía toàn tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Diện tích trồng mía tại Quảng Hòa chiếm 70% tổng diện tích mía toàn tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Huyện Quảng Hòa là vùng trồng mía trọng điểm của tỉnh Cao Bằng, chiếm khoảng 70% diện tích mía toàn tỉnh với diện tích 2.500ha, sản lượng 60 - 65 tấn/ha.

Năm 2020, huyện Quảng Hòa ước thu hơn 162.000 tấn mía, giá bán 850.000 - 900.000 đồng/tấn, chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu cho Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng. 

Bên cạnh bán mía tươi, từ bao đời nay bà con trồng mía tại Quảng Hòa còn có nghề ép mía lấy mật để làm đường phên. Khoảng đầu tháng 11, các hộ dân nơi đây bắt đầu vào mùa thu hoạch mía bởi đây là thời điểm mía rút nước nên có độ ngọt sắc, chất lượng mía đạt tốt nhất, sẽ đảm bảo đường thành phẩm thơm ngon và chất lượng. Khi đó cũng là lúc mọi người chuẩn bị lò, chảo nấu, khuôn làm đường phên.

Đến làng nghề truyền thống làm đường phên Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận thời điểm này đúng dịp thu hoạch mía, làm đường phên. Không khí làm đường phên phục vụ nhu cầu dịp Tết nguyên đán đang rất nhộn nhịp. Những con đường làng phơi đầy bã mía, cả làng thơm ngào ngạt mùi mật.

Cả xóm có khoảng 150 hộ và gần như 100% đều theo nghề trồng mía với diện tích hơn 30 ha, trong đó có hơn 80 hộ làm đường phên. Do chất lượng mía, mật tại Cao Bằng tốt nên đường phên làm ra đến đâu bán hết đến đó, thu nhập trung bình từ 50 - 100 triệu đồng/hộ/năm.

Anh Nông Văn Phương, xóm Bó Tờ cho hay, mía chọn làm đường phên thường phải là cây to, nhiều nước. Khi nấu đường phải tuân thủ nghiêm các quy định về sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất bảo quản, các sản phẩm 100% hoàn toàn tự nhiên.

Còn bà Đường Thị Sí, xóm Nà Mười, thị trấn Hòa Thuận chia sẻ, năm nay gia đình bà nấu khoảng 100 mẻ, mỗi mẻ cho 65 - 70kg đường phên. Với giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình bà thu lãi hơn 80 triệu đồng mỗi vụ mía.

Nghề làm đường phên tại Quảng Hòa, Cao Bằng ngày một khởi sắc nhờ đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Anhr: Công Hải.

Nghề làm đường phên tại Quảng Hòa, Cao Bằng ngày một khởi sắc nhờ đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Anhr: Công Hải.

Theo ông Hoàng Huy Hiệp, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Quảng Hòa, toàn huyện có hơn 200 hộ thường xuyên làm đường phên, tập trung chủ yếu ở thị trấn Hòa Thuận, xã Mỹ Hưng, Đại Sơn,... với sản lượng trên 600 tấn đường phên/năm.

Với kiến thức, kinh nghiệm có được, người trồng mía, làm đường phên tại Quảng Hòa đã chủ động chăm sóc cây mía, thay đổi giống mía địa phương hay bị bệnh, năng suất thấp sang trồng giống mía ROC10 có khả năng chịu được sâu bệnh, năng suất cao để có năng suất, chất lượng đường tốt nhất. Hiện 100% hộ dân làm đường phên tại Quảng Hòa đều sử dụng giống mía mới và áp dụng phương pháp canh tác, chăm sóc an toàn.

Nhờ đó, thương hiệu Đường phên Phục Hòa (huyện Phúc Hòa sáp nhập Quảng Uyên thành Quảng Hòa) có vị ngọt đậm, thơm ngon, dùng để làm nhân các loại bánh, nấu chè rất đặc biệt nên được khách hàng các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn tin dùng.

Xem thêm
Lợn cấp cho hộ nghèo bị chết nghi do dịch tả lợn châu Phi

GIA LAI Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pah nghi lợn bị chết do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đơn vị đã phối hợp lấy mẫu xét nghiệp để kết luận nguyên nhân.

Bắt giữ xe khách chở 1,2 tấn nội tạng lên Điện Biên tiêu thụ

1,2 tấn nội tạng chứa trong 9 thùng xốp được chủ xe khách chở từ huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội lên Điện Biên đã bị bắt giữ tại Hòa Bình.

Tập huấn nhân rộng mô hình khuyến nông cộng đồng

AN GIANG Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức 3 lớp tập huấn nhân rộng mô hình khuyến nông cộng đồng.