| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng tiêm thí điểm vacxin đậu dê phòng bệnh viêm da nổi cục

Thứ Tư 20/01/2021 , 08:48 (GMT+7)

Trước thực trạng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò diễn biến phức tạp, tỉnh Cao Bằng tổ chức tiêm thí điểm vacxin đậu dê để đánh giá hiệu quả.

Tỉnh Cao Bằng tổ chức tiêm thí điểm vacxin đậu dê phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò nhằm đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng. Ảnh: Công Hải.

Tỉnh Cao Bằng tổ chức tiêm thí điểm vacxin đậu dê phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò nhằm đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng. Ảnh: Công Hải.

Ông Nông Chí Kiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng cho biết, hiện toàn tỉnh Cao Bằng có 6 huyện, 18 xã có bệnh dịch viêm da nổi cục với tổng số gần 500 con mắc, 69 con bị chết.

Tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp triển khai nhiều biện pháp thiết thực để phòng chống dịch nhưng vẫn khó để hạn chế dịch lây lan. Chi cục đã cấp phát hơn 700 lít hóa chất các loại để phun khử trùng, diệt các loại ruồi, ve, mòng.

Vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh đã phối hợp với Chi cục Thú y vùng II (Cục Thú y) tiêm thí điểm vacxin đậu dê (bệnh đậu trên con dê) trên 130 con trâu, bò tại xã Minh Long, huyện Hạ Lang để thử nghiệm độ miễn dịch cho trâu, bò đối với bệnh viêm da nổi cục.Thời gian tới, nếu đánh giá vacxin có hiệu quả sẽ mở rộng việc tiêm nhằm khống chế dịch lây lan ra diện rộng.

Nuôi 8 con bò thì 7 con mắc bệnh, trong đó có 3 con đã chết, ông Nông Thế Trùng, xóm Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang tâm sự: "Đây là loại dịch bệnh mới nên tôi và những người chăn nuôi khác đều rất lo lắng. Khi có trâu, bò có dấu hiệu mắc bệnh tôi đã báo cho cán bộ thú ý xã để xuống kiểm tra, gửi mẫu đi xét nghiệm. Khi vật nuôi bị chết tôi báo ngay cho cán bộ xã xuống giám sát, hỗ trợ việc tiêu hủy để đảm bảo dịch không lây lan. Tôi rất mong dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát để hạn chế thiệt hại cho người dân như chúng tôi".

Còn chị Nguyễn Thị Tiên, xóm Hoàng Lạc, xã Đức Long, huyện Hòa An có kinh nghiệm hơn 10 năm  chăn nuôi tâm sự: "Gia đình tôi chủ yếu chăn nuôi trâu, bò theo phương thức vỗ béo tại chuồng nên cũng bớt lo chuyện lây nhiễm dịch bệnh viêm da nổi cục. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vẫn khá cao vì có nhiều nguồn lây bệnh. Từ khi có dịch viêm da nổi cục, giá trâu bò cũng giảm nhẹ và khó bán hơn lúc trước khi có dịch làm ảnh hưởng đến những hộ chăn nuôi như gia đình tôi.

Thị trường tiêu thụ thịt trâu, bò tại Cao Bằng suy giảm từ khi xuất hiện bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Công Hải.

Thị trường tiêu thụ thịt trâu, bò tại Cao Bằng suy giảm từ khi xuất hiện bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Công Hải.

Tại chợ Xanh, chợ ẩm thực lớn nhất thành phố Cao Bằng, các cửa hàng kinh doanh thịt bò vắng khách mua hơn nhiều trước khi có dịch. Bà Trần Thị Nhung, tiểu thương có hơn 20 năm bán thịt bò cho biết, trước khi có dịch, mỗi ngày bà mổ bán hết một con bò nặng từ 4 - 5 tạ, nhưng từ khi có dịch phải 2 ngày mới bán hết một con.

Tại chợ các huyện, nhu cầu mua thịt trâu, bò cũng có giảm khi xuất hiện dịch bệnh. Ông Nông Văn Định, tiểu thương kinh doanh thịt bò hơn 10 năm tại chợ Nước Hai, huyện Hòa An cho hay, ông thường chọn mua bò ở những địa phương lân cận, mỗi ngày chợ phiên mổ một con. Kể từ khi có dịch bệnh, người dân cũng có phần hạn chế việc sử dụng thịt bò trong bữa ăn nên lượng người mua cũng có giảm đôi chút.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất