| Hotline: 0983.970.780

Nghề trồng dâu, nuôi tằm

Thứ Hai 07/01/2013 , 14:20 (GMT+7)

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao...

LTS: Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã giao Vụ Tổ chức cán bộ biên soạn giáo trình đào tạo sơ cấp nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.  Vụ Tổ chức cán bộ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thành biên soạn 70 cuốn giáo trình nghề nông nghiệp; dự kiến năm 2013 sẽ biên soạn thêm 30 cuốn.

Từ tháng 1/2013, NNVN mở chuyên mục “Mỗi tuần một nghề” theo giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp để bạn đọc và các cơ sở tham gia đào tạo nghề tham khảo, áp dụng.

NGHỀ TRỒNG DÂU, NUÔI TẰM

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 - 50%.

Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư không cao, cây dâu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 - 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 - 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, nhanh có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhưng thường xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi người dân từ người trẻ đến già đều có thể thực hiện được. Đồng thời, có thể thu hút được lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể được coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng dâu - nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:

1) Giáo trình mô đun Trồng dâu

2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu

3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu

4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con

5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn

6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm

7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén

Giáo trình được sự hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ NN-PTNT); Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cùng các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ & Kinh tế Bảo Lộc.

Giáo trình “Trồng dâu” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất trồng dâu, kỹ thuật thiết kế vườn trồng dâu, kỹ thuật làm đất; đặc điểm của cây giống và hom dâu đem trồng, kỹ thuật trồng dâu bằng hom, kỹ thuật trồng dâu bằng cây con; kỹ thuật trồng dặm; kỹ thuật trồng xen.

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Phê duyệt tại Quyết định  số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm  2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

¾¾¾¾¾¾¾¾¾

Tên nghề: Trồng dâu nuôi tằm

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên, tuổi đời từ 16 tuổi trở lên.

Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trong qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái lá dâu, đảm bảo sự cân đối giữa dâu và tằm;

+ Trình bày được các công đoạn trong kỹ thuật nuôi tằm, thu hoạch kén và phòng trừ dịch hại tằm để đạt năng suất, chất lượng kén cao;

+Trình bày được trồng dâu, nuôi tằm và phòng trừ dịch hại cho dâu, tằm theo tiêu chuẩn Viet GAP.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện đúng các thao tác cơ bản trong qui trình kỹ thuật trồng dâu, chăm sóc, phòng trừ dịch hại và thu hái lá dâu;

+ Thực hiện thành thạo các thao tác cơ bản trong qui trình kỹ thuật nuôi tằm, phòng trừ dịch hại, thu hoạch kén;

+ Sử dụng được các dụng cụ, trang thiết bị, phổ biến trong sản xuất dâu tằm;

+ Xử lý được những phát sinh và điều chỉnh kịp thời những tín hiệu lỗi, những sai sót xẩy ra trong quá trình thực hiện.

- Thái độ:

+ Thực hiện các giải pháp phát triển dâu tằm bền vững;

+ Có trách nhiệm khi cung cấp sản phẩm ra thị trường;

+ Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động.

+ Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

2. Cơ hội việc làm

Sau kết thúc khóa học, đủ trình độ và năng lực làm việc tại gia đình, các doanh nghiệp, cơ sở, trang trại sản xuất dâu, kén và các trạm thu mua kén ở địa phương. 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

      - Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ) 

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập : 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 108 giờ

+ Thời gian học thực hành: 332 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ01

Trồng dâu

42

10

28

4

MĐ02

Chăm sóc dâu - Thu hái dâu

84

20

57

7

MĐ03

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu

42

10

28

4

MĐ04

Nuôi tằm con

84

20

57

7

MĐ05

Nuôi tằm lớn

84

20

58

6

MĐ06

Phòng trừ bệnh hại tằm

64

16

40

8

MĐ07

Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén

64

12

46

6

Ôn tập và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

108

314

58

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

          Chương trình dạy nghề “Trồng dâu nuôi tằm” được sử dụng cho các khóa dạy nghề trình độ sơ cấp cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc dạy một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó và chương trình này được sử dụng làm tài liệu tập huấn, khuyến nông.

Chương trình gồm có 7 mô đun như sau:

- Mô đun 1: “Trồng dâu” có thời gian đào tạo là 42 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết, 28 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun có nội dung về các kỹ thuật chuẩn bị đất, kỹ thuật trồng dâu, kỹ thuật trồng dặm và trồng xen. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước trong kế hoạch làm đất, trồng dâu và chăm sóc dâu sau trồng; thực hiện thành thạo công việc làm đất, trồng dâu và chăm sóc sau trồng.

- Mô đun 2: “Chăm sóc dâu - Thu hái dâu” có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 57 giờ thực hành và 07 giờ kiểm tra. Mô đun này có các nội dung: kỹ thuật làm cỏ, tưới nước; kỹ thuật bón phân; kỹ thuật đốn dâu; kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lá dâu. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch, bảo quản lá dâu; thực hiện thành thạo các công việc chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch bảo quản lá dâu.

- Mô đun 3: “Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu” có thời gian đào tạo là 42 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết, 28 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Nội dung mô đun trình bày các loại sâu bệnh hại chính trên cây dâu, triệu chứng biểu hiện trên cây dâu khi bị sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ. Học xong mô đun này, học viên có khả năng nhận biết được các triệu chứng gây hại trên cây dâu và quyết định được biện pháp phòng trừ các đối tượng gây hại trên cây dâu, biết lựa chọn biện pháp phòng trừ tổng hợp hiệu quả, an toàn cho người và tằm nuôi.

- Mô đun 4: “Nuôi tằm con” có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 57 giờ thực hành và 07 giờ kiểm tra. Mô đun gồm các nội dung: chuẩn bị nuôi tằm, kỹ thuật ấp trứng tằm, kỹ thuật băng tằm, kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm con ở giai đoạn thức ngủ. Học xong mô đun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn bị được lượng các vật tư, thiết bị cần thiết để nuôi dưỡng, chăm sóc tằm; thực hiện được các công việc ấp trứng, băng tằm, chăm sóc tằm.

- Mô đun 5: “Nuôi tằm lớn” có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 58 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Mô đun này có các nội dung về kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức ngủ. Học xong mô đun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn bị được thức ăn, vật tư trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dưỡng, chăm sóc tằm lớn; thực hiện được các công việc cho tằm lớn ăn, thay phân san tằm và xử lý tằm ở giai đoạn đặc biệt.

- Mô đun 6: “Phòng trừ bệnh hại tằm” có thời gian đào tạo là 64 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun 6 trình bày những công việc có liên quan đến công tác phòng trừ bệnh hại tằm như: sự thay đổi hoạt động của tằm khi bị bệnh, nguyên nhân gây bệnh cho tằm và biện pháp phòng trừ bệnh tằm. Học xong mô đun này, học viên có khả năng phân biệt được những triệu chứng của mỗi loại bệnh thường gặp, kết hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại tằm.

- Mô đun 7: “Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén” có thời gian đào tạo là 64 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Mô đun 7 trình bày các kỹ thuật chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén. Học xong mô đun này, học viên có khả năng xây dựng được kế hoạch, quy trình chăm sóc tằm chín; tính toán lượng né cần dùng, khu vực đặt né phù hợp cho quá trình chăm sóc, phù hợp yêu cầu ngoại cảnh của tằm; thực hiện đúng và đủ các quy định trong khi bắt tằm lên né, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. 

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học

TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác

Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở trồng dâu, nuôi tằm; tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết 7 modun nghề trồng dâu, nuôi tằm, quý vị độc giả xin download lần lượt từng modun. Modun 1 - Modun 2 - Modun 3 - Modun 4 - Modun 5 - Modun 6 - Modun 7

CHUYÊN MỤC CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ (BỘ NN-PTNT)

Xem thêm
Kiểm soát dịch bệnh trên cá nước lạnh không khó với người dân vùng cao

LAI CHÂU Việc phòng chống dịch bệnh cho cá nước lạnh giúp giảm rủi ro, duy trì sản lượng cá thương phẩm, từ đó, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi cá.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.