| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý rau xanh những ngày rét đậm

Thứ Ba 31/12/2013 , 10:26 (GMT+7)

Khoảng hơn một tháng trở lại đây, nhiều người nội trợ không khỏi than phiền khi tình hình giá cả các loại rau, củ “tăng phi mã”.

Khoảng hơn một tháng trở lại đây, nhiều người nội trợ không khỏi than phiền khi tình hình giá cả các loại rau, củ “tăng phi mã”.

Chị Hà (Định Công- Hoàng Mai- Hà Nội) cho biết: “Giá rau cứ tăng vùn vụt, mới cách đây ba tuần chỉ có 8.000đ/cây súp lơ, vậy mà hôm nay đã tăng lên 15.000 đ/cây, cải thảo cũng tăng từ 10 lên 18.000 đ/kg. Với giá rau hiện tại muốn ăn một bữa lẩu có khi lên tới 300 đến 400.000 đ tiền rau”. 


Rau tại chợ tăng giá hàng ngày

Thời tiết lạnh kéo dài cộng với giá xăng tăng là những lý do để tiểu thương bán rau ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội giải thích cho việc tăng giá rau gấp hai, ba lần so với hai tuần trước đây. Chị Hoa, một tiểu thương ở chợ Cầu Tó, tay thoăn thoắt lấy hàng cho khách, miệng giải thích khi bị phàn nàn về giá rau đắt: “Bây giờ là còn rẻ đấy, chứ thời tiết như thế này từ nay đến tết, rau không phát triển được nên còn đắt nữa. Xăng lên giá, rau cỏ khan hiếm, nhập vào giá cao thì chúng em phải bán đắt”.

Với diện tích trồng rau khoảng 250 ha, Văn Đức là một trong những vựa rau lớn ở Hà Nội. Mỗi ngày, người dân Văn Đức cung cấp cho thị trường khoảng 50-70 tấn rau, củ, quả các loại. 

Phía HTX Rau Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, khẳng định: Nguồn rau năm nay dồi dào hơn so với mọi năm. Mặc dù khoảng hơn một tháng nay thời tiết trở lạnh kéo dài cũng ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của rau, nhưng phần lớn bà con đều có kế hoạch trồng xen canh gối cuối vụ. Vì vậy, dù thời tiết khắc nghiệt cũng không ảnh hưởng tới nguồn rau Văn Đức, địa phương vẫn đủ sức cung cấp rau cho thị trường.

Dự kiến vào giáp Tết Nguyên đán, lượng rau Văn Đức cung cấp cho thị trường tăng thêm từ 10-15 tấn rau mỗi ngày so với thời điểm hiện tại. Dù rau được mùa là thế nhưng người nông dân luôn phải đối mặt với “điệp khúc” mất giá. Ở thời điểm hiện tại, giá rau bán tại ruộng khá rẻ: Bắp cải là 2.000 đ/kg; su hào có giá 3.000 đ/củ; cải cúc là từ 1.000-2.000 đ/bó...


Nông dân vất vả nhưng lại phải bán rau tại ruộng với giá thấp

Mặc dù cả ngày phải vất vả chăm sóc cho lứa rau phục vụ tết nhưng hơn hai tuần nay, tối nào anh Nguyễn Văn Hưng ở đội 7B, thôn Trung Quan, Văn Đức cũng phải chở rau lên các chợ đầu mối trong nội thành để bán, mong “kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy”.

Vừa sắp xếp hàng lên xe chuẩn bị cho buổi chợ đêm, anh Hưng cho biết: “Nhà tôi còn khoảng 3 sào bắp cải đến kỳ thu hoạch. Hiện giờ giá thấp quá nên tôi tự chở hàng đi chợ bán may ra còn kéo lại chút tiền vốn, chứ bán ngay đầu bờ thì lỗ, chả đủ tiền giống và phân bón”.

Theo anh Hưng nhẩm tính, một sào cải bắp, nếu tính tiền mua cây giống, phân bón chi phí khoảng 2,5 triệu đồng. Như vậy, nếu giá rau tại đầu bờ 2.000 đ/kg thì một sào thu được khoảng ba triệu đồng. Với số tiền đó nếu tính cả thủy lợi phí và công chăm sóc thì lỗ lớn.

Như vậy, có thể thấy một nghịch lý, dù nguồn rau dồi dào, giá rau tại nơi sản xuất thấp, người nông dân chịu nhiều thiệt thòi vì thu nhập chưa tương xứng với công lao động và vốn bỏ ra. Trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua rau với giá cao.

Nhà nước cần giúp những vùng sản xuất rau ven đô xây dựng thương hiệu và xác định chính xác chủ thể, tổ chức lại hệ thống phân phối, bán lẻ hợp lý hơn, theo hướng giảm bớt các tầng nấc trung gian.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm