Đây là thao tác thay đổi gen bằng công nghệ sinh học, bao gồm các phương pháp kỹ thuật dùng để thay đổi nhân tố di truyền của các tế bào, dịch chuyển gen cùng loài và khác loài để tạo ra những sinh vật mới hoàn hảo hơn.
Việt Nam được coi là một trong số những quốc gia thường xuyên có dịch sốt xuất huyết bùng phát |
Theo đó, nhóm tác giả của tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO) công bố đã tạo ra giống muỗi đầu tiên có khả năng kháng được tất cả 4 typ virus sốt xuất huyết.
Loại muỗi này được đặt tên là Aedes aegypti do CSIRO phối hợp với các nhà khoa học của Đại học California San Diego thực hiện.
Hiện sốt xuất huyết là căn bệnh do muỗi gây ra, mỗi năm ảnh hưởng đến khoảng 390 triệu người trên toàn thế giới và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Prasad Paradkar, nhà khoa học cao cấp của CSIRO cho biết, bệnh dịch sốt xuất huyết thường phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện dịch đang bùng phát và lây lan tại Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka và Philippines.
"Hiện thế giới vẫn chưa có các chiến lược hiệu quả để kiểm soát muỗi truyền virus gây sốt xuất huyết bởi vacxin hiện mới có chỉ có hiệu lực một phần", ông Prasad cho hay.
Bệnh sốt xuất huyết lây từ trẻ em sang người lớn và có thể tử vong |
Thành tựu khoa học mới này được đánh giá là bước đột phá rất quan trọng để ngăn chặn bệnh hiệu quả khi vẫn có tới hơn một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị mắc bệnh và ước tính gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 27,5 tỷ USD/năm.
"Chúng tôi đã thành công bước đầu khi tiến hành thử nghiệm để cùng một lúc vô hiệu hóa cả muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết và khống chế cả các loại virus khác như Zika, virus cúm vàng da và virus chikungunya", đại diện nhóm tác giả nói.