| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu đưa Lịch sử thành môn học bắt buộc

Thứ Hai 23/05/2022 , 15:19 (GMT+7)

Chính phủ sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của nhân dân, Đại biểu Quốc hội về việc quy định Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp THPT.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết Chính phủ sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến về việc quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp THPT. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết Chính phủ sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến về việc quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp THPT. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV sáng 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của nhân dân, Đại biểu Quốc hội về việc quy định Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp Trung học Phổ thông (THPT).

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, cử tri và nhân dân còn có nhiều ý kiến trái chiều về việc đưa Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường. Thực tế, có một số nước phát triển, nền văn hóa tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã đưa trở lại hoặc vẫn duy trì môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị với Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo Bộ GD-ĐT xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa Lịch sử ở bậc THPT là môn học tự chọn.

"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Do vậy, cần đổi mới cách dạy và học như thế nào, để nâng cao chất lượng, chứ không nên để môn Lịch sử là môn học tự chọn", ông Đỗ Văn Chiến dẫn lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng thông tin tại phiên khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và nhân dân còn trăn trở, băn khoăn, lo lắng về chất lượng giáo dục khi học sinh phải học trực tuyến trong một thời gian dài; về Kỳ thi Tốt nghiệp THPT; về thí sinh tự do thi vào đại học không được cộng điểm ưu tiên theo vùng.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho hay, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh; tăng cường năng lực của hệ thống y tế; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, tổ chức tốt Kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2022.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vacxin phòng Covid-19, nhất là cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.