| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn Châu Phi: 'Khó mấy cũng phải làm'

Thứ Tư 20/03/2019 , 15:06 (GMT+7)

Bàn về câu chuyện sản xuất vắc xin tại Việt Nam, các nhà khoa học đều khẳng định, đây là một vấn đề khó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vắc xin hiện nay là hết sức cấp bách, mang lại niềm tin cho người chăn nuôi. Chính vì vậy khó mấy cũng phải làm.

Toàn cảnh hội nghị


Sẵn sàng nghiên cứu

Ông Đàm Xuân Thành, phó Cục trưởng Cục Thú y khẳng định, Việt Nam đã có 09 cơ sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP-WHO đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất vắc xin thú y, đăng ký sản xuất lưu hành 138 sản phẩm vắc xin, về cơ bản, vắc xin sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm trong nước và một số loại đã xuất khẩu.

Đặc biệt, đã sản xuất được một số loại vắn xin phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) của công ty Navetco (sản xuất từ năm 2012); vắc xin phòng bệnh Tai xanh của công ty Hanvet (sản xuất từ năm 2015); vắc xin Lở mồm long móng của Cty TNHH AVAC Việt Nam (sản xuất từ năm 2018). Chi cục Thú y vùng VI đã có nguyên vật liệu và phân lập thành công vi rút DTLCP.

PGS.TS Lê Văn Phan (Học viện Nông nghiệp VN) thì cho rằng, việc sản xuất vắc xin phải có nhiều đơn vị cùng tham gia, cùng nhau chia sẻ thông tin. Đồng thời, việc xây dựng một đề án khung cho nghiên cứu là vô cùng quan trọng. “Dịch bệnh lần đầu xảy ra, chưa có nhiều thông tin nghiên cứu. Cần sự trao đổi mẫu bệnh phẩm, thậm chí virus với các phòng thí nghiệm quốc tế. Việt Nam có nhiều giống lợn bản địa rất quý nên phải có phương án bảo tồn nguồn gen này trong tình hình dịch bệnh”, ông Phan nêu ý kiến.
 

Nghiên cứu phải bài bản, tâm huyết!

“Không thể nhảy xổ vào nghiên cứu vắc xin DTLCP”. Đó là ý kiến của PGS.TS Tô Long Thành, Trung tâm chẩn đoán thú y TW (Cục Thú y). Ông Thành cho rằng, có thể tiến hành song song, phải có các nghiên cứu cơ bản trước khi nghiên cứu chuyên sâu vắc xin.

PGS.TS Tô Long Thành cho rằng, việc nghiên cứu phải được thực hiện từng bước, bài bản chứ không thể nóng vội

Ông Thành thông tin, khoa học thế giới nghiên cứu và chỉ ra rằng, phương hướng sử dụng vắc xin tốt nhất là dùng biện pháp kép. Trước hết là tiêm mồi sau đó dùng virus nhược độc. Theo giới khoa học Mỹ, nếu nghiên cứu thành công, phải mất 5 – 7 năm vắc xin DTLCP mới có thể sản xuất nhân rộng trên thị trường.

Bàn về sản xuất vắc xin, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng,thực tế tại Việt Nam, còn chăn nuôi là còn chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vắc xin DTLCP là cần thiết, cứu lấy nền chăn nuôi.

“Chúng ta sẽ có kết quả nghiên cứu tiệm cận nếu các nước tìm ra vắc xin trước. Tôi kiến nghị: Phải có sự hợp tác khoa học trong và ngoài ngành. Phải chăng nên có 1 tổ chuyên môn chỉ đạo công tác nghiên cứu vắc xin. Hội tụ được nhiều nhà khoa học tâm huyết để nghiên cứu. Về nguồn lực tôi nghĩ không quá khó khăn khi có các tổ chức quốc tế giúp đỡ”, ông Dương nêu ý kiến.

Trên cơ sở các ý kiến, đề xuất, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, sẽ báo cáo Bộ trưởng, sau đó báo cáo Chính phủ để chính thức có một chương trình Quốc gia nghiên cứu về vắc xin DTLCP. Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh: “Chúng ta phải có một khung chương trình để thực hiện. Trong đó phải chỉ rõ thực hiện đề tài gì, phương pháp thế nào, giao cho ai? Bộ sẽ báo cáo Chính phủ tạm ứng tất cả nhu cầu cơ bản để nghiên cứu vắc xin. Việc này các cơ quan nghiên cứu phải làm liên tục, ngày đêm với một quyết tâm cao, tâm huyết, có trách nhiệm với hàng triệu người chăn nuôi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với các đơn vị về nghiên cứu sản xuất vắc xin DTLCP

 

“Công tác nghiên cứu vắc xin cực khó khăn nhưng đơn vị sẽ quyết tâm thực hiện. Học viện đang có hợp tác quốc tế với nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada. Nếu như được Bộ NN-PTNT giao nhiệm vụ, chúng tôi sẽ nỗ lực nghiên cứu”, PGS.TS Trịnh Đình Thâu, Trưởng khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp VN khẳng định.

Đến nay, đã có hơn 20 quốc gia trên thế giới báo cáo có DTLCP. Tại Trung Quốc, tổng cộng đã có 113 ổ DTLCP xuất hiện tại 28 tỉnh thành buộc tiêu huỷ trên 1,1 triệu con lợn. Còn tại Việt Nam, đến nay, dịch bệnh đã xảy ra tại 310 xã, 62 huyện của 20 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bệnh và tiêu huỷ là 37.868 con. Lai Châu là địa phương mới nhất xuất hiện dịch bệnh ngày 19/3.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm