| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái ‘báo động đỏ’ cháy rừng

Thứ Năm 10/04/2025 , 14:10 (GMT+7)

YÊN BÁI Mùa hanh khô ở vùng cao của tỉnh Yên Bái luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’ xảy ra cháy rừng, ngành chức năng và người dân cần cảnh giác cao độ.

Mùa hanh khô ở các huyện vùng cao Yên Bái là lúc người dân thường đốt nương làm rẫy nên nguy cơ cháy lan vào rừng rất cao. Ảnh: Thanh Tiến.

Mùa hanh khô ở các huyện vùng cao Yên Bái là lúc người dân thường đốt nương làm rẫy nên nguy cơ cháy lan vào rừng rất cao. Ảnh: Thanh Tiến.

Mùa hanh khô kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4, tháng 5 năm sau, luôn là thời điểm “căng như dây đàn” đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại tỉnh Yên Bái, đặc biệt là ở các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn...  Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ít mưa, gió lào thổi mạnh, cộng thêm tập quán đốt nương làm rẫy của người dân nên nguy cơ “giặc lửa” rình rập bùng phát bất cứ lúc nào.

Kiểm soát chặt việc đốt nương làm rẫy

Huyện Trạm Tấu có địa hình hiểm trở, giáp ranh với nhiều địa bàn của tỉnh Yên Bái và Sơn La, nơi đây luôn tiềm ẩn nhiều thách thức trong công tác bảo vệ rừng. Với tổng diện tích đất có rừng hơn 45.000ha, trong đó phần lớn là rừng phòng hộ gần 34.000ha và khoảng 12.000ha rừng sản xuất. Mùa khô ở Trạm Tấu kéo dài, khi gió lào khô khốc thổi về, chỉ một sơ suất nhỏ trong việc sử dụng lửa cũng có thể thiêu rụi cả một khu rừng.

Bên cạnh đó, địa hình núi non hiểm trở càng khiến công tác chữa cháy trở nên khó khăn. Mỗi khi ngọn lửa bùng lên, thường lan rộng và dữ dội, gây ra những tổn thất nặng nề, phải mất hàng chục năm mới có thể khôi phục lại được màu xanh đã mất.

Cán bộ kiểm lâm tuyên truyền cho các em học sinh về các nguy cơ cháy rừng và các biện pháp phòng chống. Ảnh: Thanh Tiến.

Cán bộ kiểm lâm tuyên truyền cho các em học sinh về các nguy cơ cháy rừng và các biện pháp phòng chống. Ảnh: Thanh Tiến.

Anh Lại Văn Quang, Phó giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu cho biết, trong mùa khô 2023-2024, tại các địa phương trong huyện đã xảy ra 3 vụ cháy, thiệt hại hơn 6,5ha rừng, trong đó cháy gần 3ha rừng tự nhiên sản xuất và gần 4ha rừng trồng sản xuất. Phần lớn các vụ cháy rừng ở đều bắt nguồn từ việc đốt nương làm rẫy của người dân.

Để ngăn chặn “giặc lửa”, trước mùa khô năm nay UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR nhằm ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ việc đốt nương rẫy.

Huyện Trạm Tấu chỉ đạo các xã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm địa bàn và cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ để tiến hành rà soát, thống kê chi tiết toàn bộ diện tích nương rẫy nằm ven rừng, gần rừng, từ đó có biện pháp quản lý hiệu quả. Trong những ngày năng nóng, gió mạnh, thời điểm có nguy cơ cháy rừng cao nghiêm cấm mọi hành vi mang lửa vào rừng hoặc đốt nương rẫy.

Nhiều biện pháp bảo vệ rừng được thực hiện đồng bộ tại các địa phương. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhiều biện pháp bảo vệ rừng được thực hiện đồng bộ tại các địa phương. Ảnh: Thanh Tiến.

“Chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp cho người dân về kỹ thuật đốt nương an toàn như: tạo đường băng cản lửa xung quanh khu vực đốt, chỉ đốt vào thời điểm thích hợp, thường là buổi chiều tối khi lặng gió, đốt từ trên đỉnh đồi xuống dưới chân đồi và huy động nhiều người giám sát cùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình xịt nước, dao phát và đồ dùng dập lửa khi cần thiết”, ông Quang chia sẻ.

Tu sửa gần 300km đường băng cản lửa

Mù Cang Chải cũng là địa bàn thường xuyên xảy ra cháy rừng trong mùa hanh khô. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vào mùa đông nhiệt độ rét buốt, nhiều khu vực ở các đỉnh núi cao thường xuất hiện băng giá, cây cối, thảm thực vật chết khô. Đến mùa khô, gió lào thổi về và cũng là thời điểm người Mông thường đốt nương, làm rẫy và đốt các bãi chăn thả gia súc nên mức độ rủi ro về cháy rừng luôn ở mức báo động đỏ. Năm 2024, tại các địa phương trong huyện đã xảy ra 5 vụ cháy, làm thiệt hại hơn 4ha rừng.

Bước vào mùa khô năm nay, chính quyền và các lực lượng chức năng ở Mù Cang Chải đã triển khai một loạt các biện pháp quyết liệt để hạn chế mất rừng. Các địa phương đã kiện toàn 14 Ban chỉ đạo PCCCR với hơn 400 thành viên. Ngoài ra, thành lập mới và củng cố 108 tổ đội xung kích tuần tra, bảo vệ rừng với gần 650 lượt người dân tham gia.

Các lực lượng chức năng thường xuyên tuần rừng và cho người dân ký cam kết bảo vệ rừng và PCCR. Ảnh: Thanh Tiến.

Các lực lượng chức năng thường xuyên tuần rừng và cho người dân ký cam kết bảo vệ rừng và PCCR. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải cho biết, đơn vị đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm và các xã thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng để phổ biến kiến thức pháp luật, nêu lên tác hại khôn lường của cháy rừng và các quy định nghiêm ngặt về đốt nương làm rẫy. Đặc biệt, tổ chức cho gần 12.000 hộ dân (tỷ lệ 92%) ký cam kết bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

Ngoài ra, thực hiện phân chia ranh giới rõ ràng giữa các bản, giữa các lô rừng một cách bài bản, giúp công tác quản lý và ứng phó khi có sự cố trở nên hiệu quả hơn. Các lực lượng chức năng cũng đã hướng dẫn và đồng hành với người dân thực hiện tu sửa gần hơn 280km đường băng cản lửa, tạo ra những “vành đai” ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy khi có tình huống xấu xảy ra. Thường xuyên duy trì chế độ trực ở hàng trăm chòi canh lửa và lán tạm tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh.

Nâng cao cảnh giác để bảo vệ những “lá phổi xanh”

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, trong những năm gần đây, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại thường gia tăng vào mùa khô. Riêng trong năm 2024, do diễn biến thời tiết bất thường và ý thức bất cẩn của một số người dân khi sử dụng lửa để đốt nương rẫy và bãi chăn thả gia súc đã gây cháy lan vào rừng. Trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó có 8 vụ cháy gây thiệt hại về rừng. Tổng diện tích rừng thiệt hại gần 30ha, gồm 21,8ha rừng tự nhiên và gần 8ha rừng trồng.

Quản lý tốt việc đốt nương làm rẫy của bà con là giải pháp quan trọng trong mùa hanh khô. Ảnh: Thanh Tiến.

Quản lý tốt việc đốt nương làm rẫy của bà con là giải pháp quan trọng trong mùa hanh khô. Ảnh: Thanh Tiến.

Hiện nay, mức độ cảnh báo cháy rừng ở nhiều nơi đang ở mức nguy hiểm, có khả năng xảy ra cháy rừng lớn. Trước tình trạng “báo động đỏ” này, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác PCCCR. Lực lượng kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực rừng trọng điểm, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, có gió mạnh. Các biển cảnh báo về PCCCR rừng được lắp đặt tại nhiều nơi, kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng và tuân thủ các quy định về PCCCR.

Ông Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết thêm, Chi cục đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm xây dựng phương án PCCCR chi tiết cho từng khu vực, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cần thiết.

Để bảo vệ những cánh rừng xanh, không chỉ cần sự nỗ lực của các ngành chức năng và chính quyền địa phương mà còn cần sự chung tay, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Vì vậy, mong muốn người dân, đặc biệt là hộ dân sống trong rừng, gần rừng nâng cao ý thức cảnh giác, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCCR; kịp thời phát hiện và báo cáo các vụ cháy để giặc lửa không thể tàn phá những “lá phổi xanh”.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.