| Hotline: 0983.970.780

Ngô sinh khối, lợi ích nhiều mặt

Thứ Hai 13/02/2017 , 08:35 (GMT+7)

Những ngày cận Tết Nguyên đán, đi dọc tuyến QL46, địa phận xã Thanh Dương, Xuân Tường (Thanh Chương, Nghệ An) chúng tôi thấy nhiều chiếc xe trọng tải lớn đang “ăn hàng”, từng đoàn xe trâu hối hả vận chuyển cây ngô còn xanh biếc...

Hỏi một chị đang giám sát lượng hàng đang bốc lên xe, được biết nhà chị làm đại lý thu mua ngô cây nguyên bông về nhập cho 1 trang trại chăn nuôi bò thịt tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

10-01-58_thuong-li-mu-ngo-sinh-khoi-ti-ql46
Thương lái thu mua ngô sinh khối
 

Một người dân đang bốc ngô lên xe cho hay giá ngô cây (cả bông vừa ngậm sữa) bán tại ruộng là 850 đồng/kg nên mỗi sào (500m2) bình quân được khoảng 1,4 - 1,6 triệu đồng/sào (tùy theo giống). Tôi nhẩm tính, như vậy chỉ một vụ ngô đông trên dưới 3 tháng đã có thu nhập từ 28 - 30 triệu đồng/ha. Cao hơn giá ngô thu hoạch bằng hạt, vừa không phải lo bảo quản sau thu hoạch và rút ngắn thời gian sinh trưởng để làm vụ sau. Đúng là nhất cử lưỡng tiện!

Chiều 8/2/2017, chúng tôi mới có dịp trở lại xã Thanh Dương dự hội thảo đầu bờ giống ngô lai đơn NK7328 của Công ty Syngenta Việt Nam SX (Tập đoàn Lộc Trời trực tiếp phân phối). Đây là một trong số những giống ngô có năng suất sinh khối lớn đang được bà con nông dân Thanh Chương gieo trỉa trong thời gian qua,

Kỹ sư Nguyễn Đình Ân, người trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật tại đây cho biết, giống ngô lai đơn NK7328 đã được gieo trỉa tại nhiều địa phương của tỉnh Nghệ An từ 3 năm nay. Trong bộ giống ngô dùng để thu hoạch sinh khối để bán làm thức ăn chăn nuôi, thì nó thuộc tốp đứng đầu. Năng suất sinh khối vụ xuân có thể đạt trên 57 tấn/ha (SX tại Tập đoàn TH). Còn tại huyện Diễn Châu, huyện Anh Sơn, Con Cuông cũng đạt năng suất trên dưới 50 tấn/ha... Vụ thu đông và vụ đông năng suất thấp hơn nhưng nếu đầu tư đủ phân bón vẫn cho năng suất bình quân trên dưới 45 tấn/ha.

Vụ đông 2016, giống ngô NK7328 được gieo trỉa tại vùng đất bãi ven sông Lam thuộc các huyện Nam Đàn, Thanh Chương đều cho năng suát bình quân 47 tấn/ha. Nếu bán với giá thu mua từ 700 - 750 đồng/kg thì mỗi sào mang lại cho bà con nông dân trên dưới 35 triệu đồng/ha. Sau vụ ngô bà con có thể gieo trỉa lại hoặc làm tiếp vụ lạc xuân.

10-01-58_ngo-nk7328-vu-dong-2017-ti-thnh-duong
Mô hình SX ngô NK7328 tại Thanh Chương

 

Ông Nguyễn Cảnh Lục, nguyên chủ nhiệm HTX nông nghiệp Thanh Dương, cho biết vụ đông 2016, ông làm 3 sào (1.500m2) ngô NK7328. Rút kinh nghiệm từ các vụ trước nên vụ này ông giảm lượng phân đạm, tăng phân lân và phân kali. Nhờ đó ruộng ngô của ông không hề bị bệnh khô vằn, sâu đục thân cũng giảm hẳn. Bông ngô to, cây cứng vào nên năng suất sinh khối cao hơn hẳn các gia đình khác cùng trồng giống ngô này.

Cũng theo ông Lục, thì giống ngô NK7328 hiện giá bán khá đắt (125.000 đồng/kg hạt giống) đề nghị Syngenta giảm giá giống để bà con có điều kiện đống loạt mở rộng diện tích. Mỗi cánh đồng gieo đồng nhất 1 giống từ 10ha trở lên thì NK7328 sẽ thụ phấn và kết hạt tốt hơn.

Ông Nguyễn Đình Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Dương cũng cho rằng giá giống NK7328 còn đắt nên dù giống ngô tốt nhưng bà con nông dân vẫn còn e ngại. Bà con bán ngô sinh khối, có thể làm 3 vụ/năm thu lãi rất lớn, nhưng đang xảy ra tình trạng tư thương ép giá. Trước tết bán 850 đồng/kg, sau tết chỉ còn 800 đồng/kg và hiện nay chỉ còn 750 đồng/kg. Tình hình trên sẽ khiến bà con nông dân chần chừ và có thể phải để ngô lại trên ruộng chờ thu hoạch ngô hạt. UBND huyện nên có biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng trên.

Ông Nguyễn Đình Hương, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện nhu cầu dùng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi rất lớn. Tại Nghệ An, ngoài 47.000 con bò sữa HF trại các cụm trang trại của Tập đoàn TH, còn có hàng nghìn con bò sữa của Vinamilk và một số trang trại chăn nuôi bò thịt Úc... Vì vậy trong định hướng gieo trồng ngô hàng năm của tỉnh Nghệ An cũng chia ra 3 mũi: SX ngô lấy hạt, SX ngô sinh khối làm thức ăn cho bò và SX ngô nếp ăn tươi cho dân cư tại các đô thị.

Giống ngô lai đơn NK7328, do bán cả bắp, cả cây nên năng suất sinh khối rất lớn. Theo cân đong tại ruộng thì cứ 2m2 ngô NK7328 (vụ đông) được 9,4kg, trong khi 2 giống ngô đối chứng chỉ được 6,4kg. Nếu NK7328 để lại lấy hạt chỉ được 24 triệu đồng/ha, thì bán ngô sinh khối (giá chỉ 700 đồng/kg) cũng đạt 32 triệu đồng/ha. Do thu hoạch sớm nên giảm được TGST khoảng 1 tháng, không phải lo bảo quản sau thu hoạch... Tuy nhiên nếu địa phương ký được hợp đồng với các trang trại chăn nuôi bò thì cần tăng mật độ lên 7 vạn cây/ha và bổ sung phân bón để nâng năng suất sinh khối lên. Thời điểm hiện nay do chưa ký được hợp đồng, bà con nên trồng ở mật độ 6 - 6,5 vạn/ha để nhỡ không bán được ngô sinh khối thì năng suất ngô hạt vẫn đạt mức 3 tạ/sào.

Ông Tràn Phi Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thanh Chương cho biết: Vụ đông 2016, huyện Thanh Chương gieo trỉa 2.500ha ngô. Trong số 15 loại ngô được cơ cấu vụ này có giống ngô NK7328. Đây là 1 trong số 6 giống ngô được SX để bán ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi.

Qua thực tế các mô hình SX thì NK7328 đã chứng tỏ nhiều ưu điểm, cây cao to, đóng bắp thấp và lớn... năng suất sinh khối không thua kém các giống ngô chuyển gen. Tuy nhiên giá giống vẫn còn cao nên chưa khuyến khích nông dân đưa ra SX đại trà. Mong rằng Syngenta lưu ý để sớm điều chỉnh lại giá giống.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm