| Hotline: 0983.970.780

Ngổn ngang dự án di dân ở di tích Kinh thành Huế

Thứ Tư 08/06/2022 , 08:29 (GMT+7)

Công tác dọn dẹp vệ sinh sau khi 'hạ giải' các công trình chậm đã tạo nên cảnh ngổn ngang, mất mỹ quan đô thị tại Kinh thành Huế.

Dù triển khai từ 3 năm nay nhưng hiện vẫn còn nhiều hộ dân chưa di dời để bàn giao mặt bằng. Ảnh: CĐ.

Dù triển khai từ 3 năm nay nhưng hiện vẫn còn nhiều hộ dân chưa di dời để bàn giao mặt bằng. Ảnh: CĐ.

Chậm bàn giao mặt bằng

Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh ngày 30/12/2020.

Theo đó, từ năm 2019- 2021 hoàn thành di dời dân cư, GPMB phạm vi di tích Kinh thành Huế (gồm tường thành, hộ thành hào và tuyến phòng lộ, Trấn Bình Đài) và hồ Tịnh Tâm (3.516 hộ dân, trong đó đã di dời 166 hộ dân giai đoạn 2012-2018).

Từ năm 2021- 2022 hoàn thành di dời dân cư, GPMB phạm vi các di tích hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, khu vực tiếp giáp Mang Cá (1.954 hộ dân).

Từ năm 2021- 2025 bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích sau khi di dời dân cư: Hệ thống Kinh thành Huế (thượng thành, eo bầu, hộ thành hào, tuyến phòng lộ, Trấn Bình Đài), hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, khu di tích Lục Bộ, khu vực tiếp giáp Mang Cá...

Tuy nhiên, theo Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố Huế khó khăn gặp phải trong quá trình di dời chậm vẫn là bàn giao mặt bằng, nhất là hộ thành hào. Việc cấp phép xây dựng đã cấp, nhưng tỷ lệ xây dựng thực tế còn thấp. Một số hộ dân đã cấp giấy chứng nhận, nhưng chưa bàn giao mặt bằng.

Theo ghi nhận những ngày cuối tháng 5, dọc bên đường Xuân 68, Ông Ích Khiêm, Tôn Thất Thiệp, Lương Ngọc Quyến... thuộc Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được triển khai từ 3 năm nay, vẫn còn nhiều hộ dân chưa di dời để bàn giao mặt bằng.

Việc chậm bàn giao mặt bằng đã ảnh hưởng chung đến tiến độ dự án. Ảnh: CĐ.

Việc chậm bàn giao mặt bằng đã ảnh hưởng chung đến tiến độ dự án. Ảnh: CĐ.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng – Hoàng Thị Hồng Hạnh là một trong những hộ nằm trong diện di dời giải phóng mặt bằng đợt 1. Nhưng đến nay, căn nhà của vợ chồng ông Hùng trên thượng thành vẫn chưa di dời.

Ông Hùng nói rằng, theo quy định thì gia đình vợ chồng ông đủ điều kiện để được cấp 1 lô đất tái định cư hộ phụ của mẹ ông (mất năm 2018, đã được bố trí một người đồng thừa kế để xây dựng nhà thờ). “Vợ chồng tôi đã nhiều lần gửi đơn lên lãnh đạo các cấp để xem xét, nhưng hiện nay chưa vẫn chưa thấy được giải quyết”, ông Hùng cho hay.

Thống kê cho thấy, đến cuối tháng 5/2022, khu vực Thượng Thành có 577 hộ di dời (242 hộ chính, 335 hộ phụ), với tổng kinh phí phê duyệt 124,9 tỷ đồng; phê duyệt bố trí 444 lô đất. Người dân đã nhận 442 lô. Còn lại 2 lô đã mời nhiều lần nhưng chưa nhận. 277/289 hộ có nhà ở đã bàn giao mặt bằng, còn 12 hộ chưa bàn giao mặt bằng.

Khu vực các Eo Bầu có 1.054 hộ (375 hộ chính, 679 hộ phụ), với tổng kinh phí phê duyệt: 553,5 tỷ đồng, bố trí 892 lô đất. Người dân đã nhận 864 lô, còn lại 28 hộ chưa nhận. 313/515 hộ có nhà ở đã bàn giao mặt bằng. 

Khu vực Hộ Thành Hào và Tuyến phòng lộ có 1.704 hộ (819 hộ chính, 885 hộ phụ), với tổng kinh phí phê duyệt: 451,8 tỷ đồng. Hiện đã phê duyệt bố trí tái định cư 606 hộ (606 lô đất). Người dân đã nhận 584 lô, còn lại 22 lô chưa nhận. 187/1.011 hộ có nhà ở đã bàn giao mặt bằng…

Nhếch nhác do bàn giao mặt bằng kiểu “xôi đổ”

Trong khi đó, UBND thành phố Huế đã giao Trung tâm Công viên Cây xanh Huế triển khai dọn dẹp vệ sinh, “hạ giải” các công trình nhà cửa của người dân sau khi giải tỏa để đảm bảo mỹ quan. Tuy nhiên, hiện nay nhiều căn nhà tại nơi ở cũ của người dân đã di dời đến nơi ở mới và đã bàn giao mặt bằng nhưng tường nhà, công trình phụ vẫn chưa tháo dỡ hết, cỏ mọc um tùm...

Ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm Công viên Cây xanh Huế cho biết, đến nay đơn vị đã “hạ giải” hơn 200 căn nhà cũ và thu gom rác thải xây dựng sau khi hạ giải. Công tác thu dọn vệ sinh cũng gặp không ít khó khăn do một số gia đình chưa bàn giao mặt bằng.

Đặc biệt, nhà chưa bàn giao mặt bằng và nhà đã bàn giao xen lẫn nhau khiến quá trình thi công rất khó khăn, một số tuyến đường hẹp, không dùng xe cơ giới được mà phải thực hiện thủ công.

Việc tiến độ dự án bị chậm đã ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của thành phố du lịch. Ảnh: CĐ.

Việc tiến độ dự án bị chậm đã ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của thành phố du lịch. Ảnh: CĐ.

“Có những chỗ nhìn tưởng “hạ giải” nửa vời vì còn một số bức tường còn lại nằm chơ vơ nhưng chủ nhà chưa bàn giao hay chung tường, sát vách với công trình chưa bàn giao...”, lãnh đạo Trung tâm Công viên Cây xanh Huế cho hay.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế, hiện nay, tại khu vực thượng Thành người dân bàn giao mặt bằng đạt tỷ lệ 96%; tiến độ di dời dân  đạt gần 70%. Riêng tại khu vực hộ thành hào và tuyến phòng lộ mới 19% hộ dân trong diện giải tỏa đã bàn giao mặt bằng...

Ông Đặng Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế cho biết, nguyên nhân chậm tiến độ di dời dân ra khỏi khu vực 1 di tích Kinh thành Huế do nhiều hộ dân đã nhận tiền đền bù và đất tái định cư nhưng chưa làm xong nhà tại nơi ở mới, một số hộ vướng mắc về thừa kế nên chưa áp giá đền bù để di dời...

Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, thời gian qua, thành phố nhận nhiều đơn thư bố trí đất hộ phụ, có những đơn thư đã giải quyết và chưa giải quyết được. Thành phố đã giao các phường xác minh lại, lấy ý kiến tổ dân phố...

Ngoài ra, việc kiểm đếm, xác định thực trạng sinh sống của các hộ dân giữa các địa phương chưa tương đồng, trong khi đó khâu thẩm định hồ sơ chậm do lực lượng “mỏng” và địa phương sẽ tiếp tục chỉ đạo sát sao để sớm khắc phục tình trạng này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm