| Hotline: 0983.970.780

Ngọt ngào mùa thốt nốt

Thứ Tư 18/06/2014 , 08:13 (GMT+7)

Người Khmer An Giang coi cây thốt nốt là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho họ nên ai nấy đều ra sức giữ gìn.

Vùng Bảy Núi (An Giang) hiện có khoảng 60.000 cây thốt nốt, được trồng nhiều ở các xã Núi Tô, Ô Lâm, An Tức (Tri Tôn), An Cư, An Hảo, Văn Giáo (Tịnh Biên). Vài năm qua, cây thốt nốt giúp nhiều gia đình thoát nghèo, khá lên và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động bằng cách khai thác và chế biến đường thốt nốt.

Có mặt tại các điểm du lịch ở An Giang thời điểm này, chúng tôi chứng kiến các vựa thốt nốt tràn ngập qủa tươi và các sản phẩm chế biến từ thốt nốt. Ngoài thốt nốt tươi, cùi sấy, nước giải khát…thì đường thốt nốt cũng được tiêu thụ mạnh. Hiện tại, giá mỗi ly thốt nốt tươi từ 6.000 – 8.000đ và giá cơm thốt lốt là 25.000đ/kg.

Anh Châu Lương ở gần khu du lịch Núi Cấm (An Hảo – Tịnh Biên) nói: “Tui trồng 100 cây thốt nốt, loại cây này trồng 18 – 20 năm mới cho trái, cho trái quanh năm, nhưng tập trung nhiều mùa hè, mỗi ngày hái từ 200 – 250 quả thốt nốt và hứng được trên 100 lít nước đem về làm đường. Cứ 6 lít nước sẽ cho ra 1kg đường thành phẩm với giá 25.000đ/kg, thu nhập cao mà khoẻ re.

Với kinh nghiệm thu hoạch thốt nốt nhiều năm, chỉ cần nhìn vỏ trái, có thể đoán được độ chín bên trong, biết ruột quả cơm mềm ngọt hay mới chín. Sau khi phân phối đến các điểm bán lẻ mới lột sạch lớp vỏ nâu bên ngoài rồi bán cho du khách”.

Với trái thốt nốt, cuộc sống của cư dân vùng biên địa Bảy Núi ngày nay đã khá hơn rất nhiều.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm