| Hotline: 0983.970.780

Người của những việc mới, việc khó

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:40 (GMT+7)

Hoà bình ở miền Bắc, ông Hà Kế Tấn được Trung ương giao cho nhiệm vụ Đại đoàn trưởng bảo vệ Trung ương, kiêm Chính uỷ.

Cố Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn (1912 - 1998) sinh ra trong một gia đình công nhân tại làng Mông Phụ, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây nay thuộc xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Năm 1936, ông về Hà Nội lập nghiệp. Vừa lúc Đảng ta đang lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ phát triển rộng khắp. Ông đã cùng một số bạn bè tham gia vận động Phong trào Đông Dương đại hội, rồi gia nhập Nghiệp đoàn để đi vận động công nhân trong các công xưởng, nhà máy.

Cuối tháng 4/1940, ông Hà Kế Tấn bị bọn mật thám bắt và đưa đi đày. Tháng 8/1944, theo chỉ thị của Trung ương, ông được bố trí vượt ngục ra ngoài hoạt động bí mật và được Trung ương Đảng cử làm Trưởng ban Công vận Xứ uỷ Bắc Kỳ phân công phụ trách hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Sau đó ông được Trung ương điều động làm Thường vụ Quân khu uỷ, phụ trách việc xây dựng các lực lượng quân sự toàn quân khu Việt Bắc, trực tiếp làm Chính uỷ Mặt trận đường số 4, kiêm Chính uỷ Trung đoàn 28 Lạng Sơn, rồi được giao nhiệm vụ đi chuẩn bị cho quân ta mở chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám), và chiến dịch Quang Trung (liên khu 3).

Hoà bình ở miền Bắc, ông Hà Kế Tấn được Trung ương giao cho nhiệm vụ Đại đoàn trưởng bảo vệ Trung ương, kiêm Chính uỷ.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới Miền Bắc phải khẩn trương khắc phục hậu quả chiến  tranh, xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và công cuộc cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông Hà Kế Tấn được Trung ương cử làm Trưởng ban chỉ huy công trường Bắc Hưng Hải (công trình trị thuỷ đầu tiên của miền Bắc). Lúc này ông rất bỡ ngỡ, bởi bản thân ông ngoài làm cách mạng ra thì chưa hiểu gì nhiều về thuỷ lợi. Ông báo với Bác Hồ: “Thưa Bác, cháu không hiểu gì về thuỷ lợi, bỡ ngỡ vô cùng”. Khi đó Bác Hồ cười hiền hậu bảo: “Chú làm khắc biết, biết đánh giặc thì biết làm thuỷ lợi”.


Bộ trưởng Hà Kế Tấn cùng Bác Hồ đi thăm công trình Bắc Hưng Hải

Nhiệm vụ lúc bấy giờ của ngành thuỷ lợi là khai thác trị thuỷ sông Hồng tại địa phận 3 tỉnh: Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên. Ông cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng bổ nhát cuốc đầu tiên khởi công công trình. Qua các tài liệu nghiên cứu về địa chất, địa hình ở khu vực các dòng sông xây dựng không ổn, ông được giao sang Trung Quốc học hỏi, trao đổi về kỹ thuật, ý tưởng… và được Bộ Chính trị khen ngợi, giao cho cơ quan chức năng từng bước thực hiện. Với thành thích của mình, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960), ông được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, sau đó được Quốc hội cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban trị thuỷ và khai thác sông Hồng.

Nhân ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Bộ trưởng Hà Kế Tấn (30/6/1912-30/6/2012), để vinh danh một người con ưu tú của Thủ đô, Hội Thuỷ lợi Việt Nam đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội ghi nhận công lao đóng góp của cố Bộ trưởng và xem xét lấy tên ông đặt tên cho một con phố của Thủ đô.

Làm Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, ông luôn tìm ra những phương châm kiệt xuất, như phương châm 3 chính (dân làm là chính, công trình nhỏ là chính, giữ nước là chính). Không những thế, khi làm Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi ông còn nghiên cứu đào tạo cán bộ công nhân, chỉ đạo xây dựng Trường Đại học Thuỷ lợi, một số trường trung cấp và công nhân kỹ thuật…

Từ đó người ta gọi ông là người của những việc mới, việc khó cần được đột phá. Nó được đánh dấu qua thời kỳ ông giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Công trường Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi trong thời kỳ đế quốc Mỹ ráo riết chuẩn bị và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, ném bom nhằm vào các hệ thống đê điều, thuỷ nông, đường giao thông… ông vừa chỉ huy, vừa xây dựng phát triển lực lượng làm công tác thuỷ lợi và xây dựng các công trình thuỷ lợi.

11 năm làm Bộ trưởng Thuỷ lợi (từ năm 1962 đến năm 1973), ông đã xây dựng nên thiên sử vàng trên Đại Công trường Bắc - Hưng - Hải và các hệ thống thuỷ lợi khác, từng bước giải quyết hạn hán, úng ngập, cấp nước sinh hoạt, khai thác thuỷ điện ở miền Bắc, khai thác thuỷ lợi theo từng hệ thống lưu vực sông nhằm phục vụ có hiệu quả, bền vững sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm