| Hotline: 0983.970.780

Người dân 'khát nước' sinh hoạt bên công trình cấp nước 35 tỷ

Chủ Nhật 06/08/2023 , 11:46 (GMT+7)

Lẽ ra hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) đưa vào sử dụng vào năm 2021, nay đã là năm 2023 mà dự án vẫn ‘bất động'…

Người dân mừng hụt

Năm 2017, UBND huyện Tây Sơn (Bình Định), đơn vị chủ đầu tư, khởi công dự án công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi với tổng kinh phí 35 tỷ đồng, đến năm 2021 công trình này sẽ được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Công trình có trạm xử lý nước công suất 2.500m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho hơn 4.000 hộ dân. Tuy nhiên, đến nay công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi vẫn chưa hoàn thành hạng mục đường ống dẫn nước. Do nằm “bất động” thời gian dài, nên hiện một số hạng mục của công trình này dù chưa được sử dụng nhưng đã hư hỏng, xuống cấp, mới được xây dựng mà công trình trông như đã hoang phế.

“Khi phê duyệt dự án ban đầu không có hệ thống đường ống cung cấp nước đến các khu dân cư. Đến nay, dù các hạng mục của nhà máy đã được xây dựng hoàn thành, nhưng lại thiếu kinh phí lắp đặt đường ống nên chưa thể đưa nước cung cấp cho người dân” ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết.

Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã xây dựng xong nhưng hiện 'cửa đóng then cài' chưa thể hoạt động. Ảnh: V.Đ.T.

Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã xây dựng xong nhưng hiện “cửa đóng then cài” chưa thể hoạt động. Ảnh: V.Đ.T.

Khi hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi mới được khởi công xây dựng, hàng trăm hộ dân ở xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn) thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt vào mùa nắng hạn khấp khởi mừng, vì cứ ngỡ sẽ sớm thoát nỗi ám ảnh “khát” nước sinh hoạt. Thế nhưng dù đã trễ hẹn 2 năm nay, mà hiện công trình này vẫn còn nằm “bất động” khiến người dân mừng hụt. Mùa hè 2023 nắng nóng gay gắt hơn mọi năm, khiến nhiều hộ dân ở xã Bình Nghi lại rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt, do các giếng đào, giếng khoan đều cạn khô.

Từ tháng 5/2023 giếng khoan của gia đình bà Đinh Thị Huệ ở thôn Thủ Thiện Thượng (xã Bình Nghi) đã không thể sử dụng. Gia đình bà Huệ phải bắt ống nhựa kéo nước từ giếng được đào rất sâu của các hộ dân trong thôn về sử dụng.

4 năm trước, Nhà máy cấp nước sinh hoạt Bình Nghi được xây dựng nằm cách cách nhà bà Huệ khoảng 500m, bà Huệ mừng rơn trước viễn cảnh sẽ được sử dụng nước sạch thoải mái. Không ngờ nhà máy nước đã xây dựng xong, đường dẫn nước đã dẫn tới nhà bà nhưng chưa thể cấp nước, bà lại mỏi mắt chờ nước sạch.

Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) có trạm xử lý nước công suất 2.500m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho hơn 4.000 hộ dân. Ảnh:  V.Đ.T.

Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) có trạm xử lý nước công suất 2.500m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho hơn 4.000 hộ dân. Ảnh:  V.Đ.T.

“Giếng khoan của gia đình tôi nằm trong nhà và sâu hơn 10m, hiện không còn nước để bơm. Nhà máy nước sạch được xây dựng gần nhà tôi, nhà máy to lắm, xây kỹ lắm, chủ đầu tư cũng đã lắp đặt hệ thống đường ống từ nhà máy nước đến tận tới thôn 2, xã Bình Nghi. Người dân ở đây đều mong nước nhanh về để có nước xài, chứ nước giếng cạn khô mấy tháng nay ai cũng khổ vì không có nước sinh hoạt. Công trình nằm ì kiểu này không biết 2 - 3 năm nữa người dân có nước sạch để dùng không”, bà Huệ lo lắng.

Công trình “nằm ì”, ngành chức năng “nóng ruột”

Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn) nằm “bất động” dù đã xây dựng hoàn thành khiến Sở NN-PTNT Bình Định “nóng ruột”, liên tục có văn bản nhắc nhở, yêu cầu UBND huyện Tây Sơn đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa công trình này vào hoạt động, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân nằm trong vùng dự án vào cuối năm 2023. 

Ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch phát triển cấp nước sạch giai đoạn 2023 - 2025; trong đó, tập trung cho công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn.

Đối với những vùng có đường ống dẫn nước, đường ống phân phối, đường ống dịch vụ thì chúng tôi sẽ phối hợp với UBND huyện Tây Sơn mở mạng cấp nước cho người dân. Những vùng nào chưa có đường ống dẫn nước, chúng tôi sẽ làm việc với UBND huyện Tây Sơn đầu tư xây dựng đường ống, không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt quá lâu trong khi nhà máy cung cấp nước sạch đã xây dựng hoàn thành”.

Công trình cấp nước sạch được xây dựng với tổng kinh phí 35 tỷ đồng đang nằm 'bất động'. Ảnh: V.Đ.T.

Công trình cấp nước sạch được xây dựng với tổng kinh phí 35 tỷ đồng đang nằm “bất động”. Ảnh: V.Đ.T.

Theo UBND huyện Tây Sơn, để nâng cao tỷ lệ cấp nước đô thị và các bước chuẩn bị đảm bảo thực hiện đạt tiêu chí đô thị loại IV, trong năm 2023, huyện Tây Sơn sẽ triển khai đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng lưới cấp nước trên địa bàn huyện.

Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) mới được xây dựng mà trông như công trình hoang phế. Ảnh: V.Đ.T.

Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) mới được xây dựng mà trông như công trình hoang phế. Ảnh: V.Đ.T.

“Vừa rồi, HĐND huyện Tây Sơn đưa hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi vào danh mục phải đầu tư khẩn trương để không còn tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt xảy ra trên địa bàn. Chúng tôi sẽ đấu nối từ đường ống chính kéo đến nhà dân. Phần việc này chúng tôi sẽ triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2023, đến cuối năm nay hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi sẽ đảm bảo cấp nước cho bà con”, ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, khẳng định.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.