| Hotline: 0983.970.780

Người dân TP.HCM gặp khó khăn do dịch Covid-19 sắp nhận hỗ trợ

Thứ Hai 05/07/2021 , 16:16 (GMT+7)

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 hiệu quả nhất, kịp thời, đúng đối tượng, kết thúc trong tháng 8/2021.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Minh Tấn báo cáo tại buổi họp báo về triển khai gói hỗ trợ lần 2 của TP.HCM đối với người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM. Ảnh: TTBC.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Minh Tấn báo cáo tại buổi họp báo về triển khai gói hỗ trợ lần 2 của TP.HCM đối với người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM. Ảnh: TTBC.

Ngày 5/7, UBND TP.HCM tổ chức họp báo về triển khai gói hỗ trợ lần 2 của TP.HCM đối với người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, đây là chính sách thể hiện trách nhiệm của chính quyền TP.HCM trước những khó khăn mà người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công nhân lao động, người lao động tự do, người yếu thế trong xã hội.

Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những giải pháp của chính quyền TP.HCM vừa hỗ trợ cho người dân, nhưng đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền thành phố, với “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.

"Đây là những chính sách mang đậm nét tính nhân văn, nghĩa tình, là một trong những truyền thống mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM xây dựng, vun đúc, ngày càng phát triển", ông Hoan cho biết.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan yêu cầu, việc chi hỗ trợ phải kịp thời, triển khai nhanh mà không phiền hà, làm nhanh mà có hiệu quả nhất, kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Đề cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, UBND địa phương ở cơ sở để phục vụ cho người lao động. Đồng thời, cần sự phối hợp đồng bộ, thống nhất với các sở ngành của TP.HCM và từ TP.HCM xuống các quận huyện, phường xã, thị trấn.

Ông Võ Văn Hoan cũng yêu cầu phải xử lý nhanh việc hỗ trợ và kết thúc sớm trong tháng 8/2021 với nội dung chi hỗ trợ 1 lần. Với các nội dung khác sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc để tiếp tục thực hiện đúng với chính sách Nghị quyết 09/2021 của HĐND TP.HCM.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu, thủ tục triển khai chính sách hỗ trợ phải đơn giản. Trừ trường hợp là lao động tự do, còn lại các đối tượng nằm trong diện hỗ trợ, ông Hoan yêu cầu, người sử dụng lao động phải làm các thủ tục đơn giản để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt nhanh chóng, tăng cường chi trả qua tài khoản cho người hưởng hỗ trợ và tăng cường hậu kiểm nhằm đảm bảo đúng đối tượng được hỗ trợ.

Trong vòng 7 ngày từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan chức năng phải thẩm định, phê duyệt và chi trả ngay tiền hỗ trợ, hoặc phản hồi lại người dân nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện nhận hỗ trợ.

Về phương thức chi trả thông qua tài khoản cá nhân của người lao động, chủ hộ kinh doanh, thương nhân tại các chợ truyền thống; trường hợp người dân không có tài khoản thì chi trả trực tiếp tiền mặt.

Cũng theo ông Võ Văn Hoan, cùng với việc thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM, TP.HCM cũng triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Người bán vé số lưu động thuộc nhóm 4 được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ của HĐND TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Người bán vé số lưu động thuộc nhóm 4 được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ của HĐND TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

6 nhóm đối tượng được nhận hỗ trợ

Theo Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Minh Tấn, gói hỗ trợ lần 2 của TP.HCM trị giá 886 tỷ đồng. Điểm mới của chính sách hỗ trợ lần này là những lao động tự do tạm trú tại TP.HCM không cần giấy xác nhận ở địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Việc này nhằm tạo điều kiện cho nhóm lao động tiếp cận gói hỗ trợ.

"Năm ngoái các quận huyện yêu cầu phải có giấy xác nhận để tránh việc một người nhận hỗ trợ hai nơi", ông Tấn nói và cho biết vì lý do đó mà nhiều người gặp khó khăn, mất thời gian đi lại để xin giấy xác nhận, địa phương cũng lúng túng trong xét duyệt.

Đối với nhóm lao động tự do, theo ông Lê Minh Tấn hiện các địa phương đã có danh sách cần hỗ trợ. Các khu phố sẽ chuyển các bản khai lên chính quyền địa phương để họp hội đồng xét duyệt. Quận huyện thẩm định trong 3 ngày, phường xã xét duyệt trong 2 ngày và chi trả hỗ trợ trong 2 ngày.

Thương nhân tại chợ truyền thống (có điểm kinh doanh, quầy hàng, ki-ốt… có mã số thuế) được hỗ trợ từ 150.000-300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thương nhân tại chợ truyền thống (có điểm kinh doanh, quầy hàng, ki-ốt… có mã số thuế) được hỗ trợ từ 150.000-300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cụ thể, 6 nhóm được hỗ trợ:

Nhóm 1, người bị áp dụng cách ly y tế sẽ nhận hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian áp dụng cách ly tập trung. Người tham gia công tác phòng chống dịch được hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/người/ngày.

Nhóm 2, người lao động tạm hoãn thực hiện lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trụ sở tại TP.HCM… được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/lần. Riêng người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng, người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là cha hoặc mẹ và người trực tiếp nuôi dưỡng.

Nhóm 3, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người. Riêng người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng, người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là cha hoặc mẹ và người trực tiếp nuôi dưỡng.

Nhóm 4, người lao động tự do (bán hàng rong, thu gom phế liệu, bốc vác, bán vé số lưu động, chuyển hàng bằng xe ba gác - xe thô sơ…) bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày trong thời gian giãn cách. Điều kiện nhận hỗ trợ, là những lao động bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng; có cư trú hợp pháp, có đăng ký tạm trú.

Với nhóm đối tượng này, trước mắt thành phố sẽ thực hiện hỗ trợ đợt 1 cho 2 lần giãn cách xã hội từ ngày 31/5 đến 14/6 và 15/6 đến 29/6.

Nhóm 5, hộ kinh doanh (trừ hoạt động cho thuê nhà/mặt bằng) phải dừng hoạt động theo yêu cầu của UBND TP.HCM để phòng chống dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ/1 lần.

Nhóm 6, thương nhân tại chợ truyền thống (có điểm kinh doanh, quầy hàng, ki-ốt… có mã số thuế) được hỗ trợ từ 150.000-300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng. Thời gian hỗ trợ 6 tháng, từ tháng 7-12/2021.

Xem thêm
Tôm hùm sống và cua sống nhiều ‘cửa sáng’ tại thị trường Trung Quốc

Nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 26% lên mức ấn tượng 1,63 tỷ USD trong năm 2023; trong khi đó nhập khẩu tôm hùm sống cũng tăng vọt 29%, đạt 790 triệu USD.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.