| Hotline: 0983.970.780

Người trồng ớt "quá cay"

Thứ Ba 14/10/2014 , 09:44 (GMT+7)

Nhiều hộ nông dân ở xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đứng ngồi không yên vì trồng hơn 15 ha giống ớt đã hơn 90 ngày nhưng không có trái.

Toàn bộ giống ớt trên của Cty TNHH Giống cây trồng Long Hoàng Gia.

Từ đầu vụ thu đông, nhiều nông dân được nhân viên Cty tiếp thị bán giống ớt có tên Hồng Hạc 2 với khuyến mãi mua 5 gói hạt giống (mỗi gói 129.000 đồng) được tặng 1 bộ áo mưa. Nông dân nghe tiếp thị giống ớt mới năng suất cao, chống chịu sâu bệnh nên mua trồng thử.

Ở giai đoạn cây đã 90 ngày tuổi phát triển rất tốt, cành lá sum xuê, nhưng không ra bông cho trái như những giống ớt F1 trước đây bà con đã trồng.

Hộ ông Hồ Ngọc Bỉnh trồng 5 công ớt Hồng Hạc 2. Khi xuống giống, thấy ớt lên đều và thời tiết thuận lợi nên chăm sóc kỹ lưỡng. Cây phát triển rất tốt, cao trên 70 cm, nhưng hơn 90 ngày rồi mà vẫn không cho trái.

Ông Bỉnh bức xúc: "Mấy vụ trước tôi trồng giống ớt Chánh Phong năng suất khá cao, mỗi công được hơn tấn trái. Còn giống ớt này, thời gian đầu phát triển tốt nhưng đã hơn 3 tháng rồi mà cây không chịu ra bông.

Trong khi đó trên bao bì Cty giới thiệu giống ớt này chỉ 65 ngày sẽ cho thu hoạch. Nhiều hộ đã bỏ chi phí hơn 10 triệu đồng trồng 1 công ớt, chưa tính công lên liếp".

Hơn 8 công ha ớt của hộ ông Nguyễn Văn Tùng cũng trong tình trạng tương tự, có nguy cơ phải nhổ bỏ. Ông Huỳnh Văn Bé Tư trồng ruộng ớt bên cạnh cho biết thêm: “Vụ này gia đình tôi có 3 công đất lên liếp trồng màu, khi được nhân viên tiếp thị của Cty giới thiệu giống ớt mới Hồng Hạc 2 cho năng suất cao tui mua trồng. Ước tính thiệt hại khoảng 30 triệu đồng”.

09-38-37_dsc02520
Nhiều hộ nông dân đưa xem nhãn bao bì loại ớt Hồng Hạc 2

Chỉ riêng ở ấp Bình Đông Trung, xã Bình Nhì, hộ trồng ớt nhiều nhất 1 ha, còn hộ ít cũng 2 - 3 công. Điều đáng nói là trên cùng một cánh đồng nhưng chỉ có những đám ruộng trồng giống ớt Hồng Hạc 2 là bị hiện tượng như trên.

Trước tình hình này, bà con đã thông tin đến Cty Long Hoàng Gia. Cty cứ hẹn lần hẹn lữa, đến ngày 7/10 vừa qua mới cử đại diện đến ruộng ớt để khảo sát. Tuy nhiên phía đại diện Cty chưa lý giải được nguyên nhân tại sao lại dẫn đến tình trạng trên mà đổ lỗi hoàn toàn cho nông dân (?).

Quá bức xúc, các hộ đã làm đơn phản ánh lên cấp trên để có hướng xử lý.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất