| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ mất tiền tỷ vì cá sặc bổi rớt giá

Thứ Tư 17/12/2014 , 09:08 (GMT+7)

Trong lúc các cơ quan chức năng đang đau đầu với thị trường cá tra, ba sa vì giá cả bấp bênh, khiến nông dân phải bỏ nghề, thì vài năm trở lại đây, điệp khúc này lại xảy ra với… cá sặc bổi.

Ông Nguyễn Văn Chum, ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang đang nuôi 4 ao cá sặc bổi, hiện tại như ngồi trên đống lửa, vì nhiều ngày qua cá đã đến lứa mà không ai mua.

16 năm trước, ông Chum đến với nghề nuôi cá tra thương phẩm và cá tra giống có tiếng ở xã Đa Phước, huyện An Phú, An Giang. Sau nhiều vụ nuôi thua lỗ vài tỷ đồng, ông đã treo ao và cho thuê nhưng không ai để ý tới. Gia đình ông đành nuôi cá sặc bổi bán cho thương lái làm khô cá XK. Thế nhưng, khi nuôi cá sặc bổi năm đầu tiên bán thấy lợi nhuận rất cao, đến năm sau lại bị thua lỗ nặng.


Giá cá giảm nên mỗi ngày cho ăn là lại thêm lỗ vốn

Năm 2013, ông nuôi một hầm cá sặc bổi, sau 8 tháng nuôi ông thu hoạch được 9 tấn, với giá 53.000đ/kg (từ 7- 8con/kg). Sau khi trừ chi phí ông thu về lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Đầu năm 2014, ông quyết định mở rộng thêm 3 hầm nữa và kết quả là năm nay giá cá sặc bổi rớt thê thảm. Cách đây một tháng rưỡi ông bán cá (loại 6 – 7 con/kg) với giá 43.000đ/kg và chịu lỗ trên 50 triệu đồng.

Hiện giờ 3 hầm cá còn lại của ông đã đến lúc bán mà kêu thương lái không ai mua hoặc có thì họ cũng chỉ mua với giá thấp 35.000đ/kg cho loại 1 (từ 5 – 6 con/kg). Ông Chum cho biết, tổng chi phí các loại cho 3 hầm cá này là một tỷ đồng, giờ coi như hết hy vọng. “Tôi tưởng bỏ con cá tra chuyển sang loại cá này sẽ ổn định, ai ngờ nó rớt giá quá, chắc phải bán đất nữa rồi” – ông Chum nói.

Theo ông Chum, do cá sặc bổi là loại khô đặc sản của người dân vùng ĐBSCL nên vài năm trở lại đây nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực cũng mở rộng quy mô nuôi và không ngừng nâng cao sản lượng. Do vậy, tình trạng “cung” vượt “cầu” cá sặc bổi hiện giờ không khác gì cá tra mà ông đã từng nuôi suốt thời gian dài. “Không riêng gì cá nhân tôi, các anh em nuôi cá sặc bổi đều lỗ nặng. Bạn tôi ở Đồng Tháp cũng lỗ gần 2 tỷ đồng sau khi bán cá sặc bổi” – ông Chum khẳng định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thành Tâm, phó Phòng NN-PTNT huyện An Phú, nơi được xem là nuôi cá sặc bổi đầu tiên ở An Giang và có diện tích nuôi lớn nhất, hơn 20ha mặt nước, cho biết: Năm nay bà con ồ ạt nuôi loại cá này nên dội chợ, giá cá sặc bổi đã rớt gần 40% so với mọi năm. Huyện An Phú hiện có 4 xã nuôi và chế biến khô nhiều nhất là: Khánh An, Phú Hội, Phước Hưng và xã Vĩnh Hội Đông.

Không riêng gì dân An Giang thua lỗ mà các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Cà Mau cũng diễn ra tương tự. “Bà con nuôi nhiều thì phải chấp nhận rớt giá. Vấn đề này chúng tôi đã cảnh báo nhưng tâm lý họ ai làm được thì họ làm theo. Địa phương cũng muốn can thiệp nhưng đây là mưu sinh nên rất khó” – ông Tâm nói.

Điều nghịch lý là giá cá nguyên liệu chỉ từ 35.000đ đến 50.000đ/kg nhưng giá khô cá sặc bổi trên thị trường vẫn không giảm, luôn luôn dao động từ 240.000đ đến 300.000đ/kg...


Ông Chum luôn thắc mắc tại sao sặc bổi bán tươi giá thấp mà khô cá lại cao ngất ngưỡng ?!

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm