| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ mất tiền tỷ vì cá sặc bổi rớt giá

Thứ Tư 17/12/2014 , 09:08 (GMT+7)

Trong lúc các cơ quan chức năng đang đau đầu với thị trường cá tra, ba sa vì giá cả bấp bênh, khiến nông dân phải bỏ nghề, thì vài năm trở lại đây, điệp khúc này lại xảy ra với… cá sặc bổi.

Ông Nguyễn Văn Chum, ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang đang nuôi 4 ao cá sặc bổi, hiện tại như ngồi trên đống lửa, vì nhiều ngày qua cá đã đến lứa mà không ai mua.

16 năm trước, ông Chum đến với nghề nuôi cá tra thương phẩm và cá tra giống có tiếng ở xã Đa Phước, huyện An Phú, An Giang. Sau nhiều vụ nuôi thua lỗ vài tỷ đồng, ông đã treo ao và cho thuê nhưng không ai để ý tới. Gia đình ông đành nuôi cá sặc bổi bán cho thương lái làm khô cá XK. Thế nhưng, khi nuôi cá sặc bổi năm đầu tiên bán thấy lợi nhuận rất cao, đến năm sau lại bị thua lỗ nặng.


Giá cá giảm nên mỗi ngày cho ăn là lại thêm lỗ vốn

Năm 2013, ông nuôi một hầm cá sặc bổi, sau 8 tháng nuôi ông thu hoạch được 9 tấn, với giá 53.000đ/kg (từ 7- 8con/kg). Sau khi trừ chi phí ông thu về lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Đầu năm 2014, ông quyết định mở rộng thêm 3 hầm nữa và kết quả là năm nay giá cá sặc bổi rớt thê thảm. Cách đây một tháng rưỡi ông bán cá (loại 6 – 7 con/kg) với giá 43.000đ/kg và chịu lỗ trên 50 triệu đồng.

Hiện giờ 3 hầm cá còn lại của ông đã đến lúc bán mà kêu thương lái không ai mua hoặc có thì họ cũng chỉ mua với giá thấp 35.000đ/kg cho loại 1 (từ 5 – 6 con/kg). Ông Chum cho biết, tổng chi phí các loại cho 3 hầm cá này là một tỷ đồng, giờ coi như hết hy vọng. “Tôi tưởng bỏ con cá tra chuyển sang loại cá này sẽ ổn định, ai ngờ nó rớt giá quá, chắc phải bán đất nữa rồi” – ông Chum nói.

Theo ông Chum, do cá sặc bổi là loại khô đặc sản của người dân vùng ĐBSCL nên vài năm trở lại đây nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực cũng mở rộng quy mô nuôi và không ngừng nâng cao sản lượng. Do vậy, tình trạng “cung” vượt “cầu” cá sặc bổi hiện giờ không khác gì cá tra mà ông đã từng nuôi suốt thời gian dài. “Không riêng gì cá nhân tôi, các anh em nuôi cá sặc bổi đều lỗ nặng. Bạn tôi ở Đồng Tháp cũng lỗ gần 2 tỷ đồng sau khi bán cá sặc bổi” – ông Chum khẳng định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thành Tâm, phó Phòng NN-PTNT huyện An Phú, nơi được xem là nuôi cá sặc bổi đầu tiên ở An Giang và có diện tích nuôi lớn nhất, hơn 20ha mặt nước, cho biết: Năm nay bà con ồ ạt nuôi loại cá này nên dội chợ, giá cá sặc bổi đã rớt gần 40% so với mọi năm. Huyện An Phú hiện có 4 xã nuôi và chế biến khô nhiều nhất là: Khánh An, Phú Hội, Phước Hưng và xã Vĩnh Hội Đông.

Không riêng gì dân An Giang thua lỗ mà các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Cà Mau cũng diễn ra tương tự. “Bà con nuôi nhiều thì phải chấp nhận rớt giá. Vấn đề này chúng tôi đã cảnh báo nhưng tâm lý họ ai làm được thì họ làm theo. Địa phương cũng muốn can thiệp nhưng đây là mưu sinh nên rất khó” – ông Tâm nói.

Điều nghịch lý là giá cá nguyên liệu chỉ từ 35.000đ đến 50.000đ/kg nhưng giá khô cá sặc bổi trên thị trường vẫn không giảm, luôn luôn dao động từ 240.000đ đến 300.000đ/kg...


Ông Chum luôn thắc mắc tại sao sặc bổi bán tươi giá thấp mà khô cá lại cao ngất ngưỡng ?!

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất