| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ sạt lở những ngôi nhà chênh vênh bên sườn núi

Thứ Năm 28/09/2023 , 06:48 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Sau khi nhận tiền hỗ trợ tái định cư từ Nhà máy điện gió Phong Liệu, nhiều hộ dân xây dựng nhà cửa bên sườn núi, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao.

Những ngôi nhà chênh vênh bên sườn núi luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở. Ảnh: Võ Dũng.

Những ngôi nhà chênh vênh bên sườn núi luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở. Ảnh: Võ Dũng.

Thời gian gần đây, dọc tuyến đường nối từ QL9, đoạn đi qua xã Hướng Linh (đường Hồ Chí Minh), huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) xuất hiện những ngôi nhà mới dựng ngay bên sườn núi. Những ngôi nhà xây kiên cố, nhà sàn được dựng trên những mỏm đất mới được san phẳng, phía dưới đều là khe suối, nhìn ra phía trước là hồ thủy điện Rào Quán.

Bài liên quan

Đất mới san ủi, sau những trận mưa đã nứt nẻ thành từng vệt dài và chưa có dấu hiệu dừng. Những ngôi nhà trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Ông Hồ Văn De trước đây thuộc diện di dân tái định cư thủy điện Rào Quán từ thôn Miết Cụ lên đồi Cu Vơ sinh sống. Chỉ ít năm sau, khi các công trình điện gió thi công, gia đình ông được nhận 400 triệu đồng tiền hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên, với chừng đó tiền hỗ trợ, gia đình ông không đủ mua đất làm nhà.

Vợ chồng ông cùng các con dắt díu ra khu vực gần hồ thủy điện Rào Quán, thuê máy san ủi mặt bằng để dựng nhà. Nhà xây xong nhưng do không thuộc khu vực quy hoạch đất ở nên dù nằm ngay dưới lưới điện cao thế nhưng gia đình ông không có điện lưới, không có nước sạch để sử dụng. Những mô đất được san bằng sau những trận mưa cũng đã nứt thành những vệt dài. Biết là nguy hiểm nhưng gia đình ông không còn lựa chọn nào khác.

“Đất này trước đây gia đình tôi canh tác, trồng rừng. Nhà được hỗ trợ 400 triệu đồng nhưng nếu mua một dằm (lô) đất ở cũng mất hơn 100 triệu rồi. Tôi ra đây san ủi đất, xây nhà hết 370 triệu. Biết là có thể sạt lở, nguy hiểm đến tính mạng nhưng phải chịu chết thôi vì không có chỗ nào để đi” – ông De than thở.

Những vết nứt kéo dài và rộng ra trước sự bất lực của con người. Ảnh: Võ Dũng.

Những vết nứt kéo dài và rộng ra trước sự bất lực của con người. Ảnh: Võ Dũng.

Theo quan sát của phóng viên, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua xã Hướng Linh hiện có khoảng 10 căn nhà được xây dựng bên sườn núi. Đây đều là những hộ thuộc dạng di dân từ các dự án điện gió triển khai trên địa bàn xã Hướng Linh. Tuy nhiên, do không có đất ở, sau khi nhận tiền hỗ trợ, các hộ này đã chấp nhận ra các sườn đồi vốn là đất sản xuất, san ủi đất làm nhà.

Theo ông Hồ Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Hướng Linh, khi dự án điện gió Phong Liệu triển khai, toàn xã có 68 hộ nằm trong diện ảnh hưởng phải di dời tái định cư. Đa phần các hộ dân nhận tiền hỗ trợ và di dân tự do nhưng do không có đất ở nên làm nhà dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, có nguy cơ sạt lở cao. Dù đã tuyên truyền nhưng trước thực tế người dân không có nơi ở an toàn, chính quyền cũng không còn cách nào khác.

“Sau khi phát hiện các hộ dân xây dựng nhà trái phép, UBND xã Hướng Linh và UBND huyện Hướng Hóa đã tuyên truyền, vận động. Tuy nhiên, do không có đất ở nên các hộ dân này vẫn xây dựng, chính quyền cũng không còn phương án nào khác” – ông Giang cho hay.

Biết nguy hiểm nhưng gia điình ông Hồ Văn De không còn lựa chọn nào khác khi tiền hỗ trợ không đủ để mua đất làm nhà. Ảnh: Võ Dũng.

Biết nguy hiểm nhưng gia điình ông Hồ Văn De không còn lựa chọn nào khác khi tiền hỗ trợ không đủ để mua đất làm nhà. Ảnh: Võ Dũng.

Còn ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, đối với 68 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án điện gió Phong Liệu, UBND huyện Hướng Hóa cũng đã xây dựng phương án tái định cư. Tuy nhiên, sau khi tỉnh đồng ý chủ trương này, qua các phiên làm việc, tổ chức họp lấy ý kiến, các hộ dân đều thống nhất và đề nghị nhận tiền hỗ trợ, tự di dời đến nơi ở mới.
Sau đó, UBND huyện Hướng Hóa đã xin chủ trương của UBND tỉnh Quảng Trị và được đồng ý. Trong quá trình người dân tự tái định cư, UBND huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cũng như UBND xã Hướng Linh có sự giám sát và hướng dẫn trong vấn đề xây dựng nhà cửa.

“Hiện nay, UBND huyện Hướng Hóa vẫn tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cũng như UBND xã Hướng Linh để tuyên truyền vận đồng người dân trong vấn đề đảm bảo an toàn trong sinh hoạt và trong mùa mưa bão sắp tới. Huyện cũng đang tiếp tục vận động bà con đến những nơi ở an toàn hơn trong tương lai”, ông Thuận cho hay.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.