| Hotline: 0983.970.780

Nguy kịch vì tự ý dùng thuốc chữa đái tháo đường chứa chất cấm

Thứ Hai 21/10/2019 , 20:16 (GMT+7)

Ngày 21/10, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm toan lactic (hay còn gọi là nhiễm acid lactic) nặng.

17-16-45_benh_nhn_nguy_kich_khi_tu_y_uong_thuoc_chu_di_tho_duong_
Bệnh nhân nguy kịch khi tự ý dùng thuốc chữa đái tháo đường.

Các ca bệnh này do uống “tiểu đường hoàn” được quảng cáo là thuốc gia truyền do nước ngoài sản xuất. Tuy nhiên, loại thuốc này lại chứa chất cấm phenformin.

Bà Đ.T.S (67 tuổi) bị bệnh tiểu đường 10 năm nay. Gần đây, nghe lời người quen giới thiệu, bà chuyển sang uống 2 loại thuốc có nhãn mác in chữ Trung Quốc. Bà nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đau bụng, huyết áp tụt, lượng đường huyết rất cao, suy hô hấp rất nặng. Bà S được xác định nhiễm toan lactic (nồng độ axít lactic vượt mức bình thường) do chất cấm phenformin. Dù đã được tích cực điều trị, lọc máu liên tục nhưng diễn tiến bệnh ngày càng nặng, không thể hồi phục.

Còn bệnh nhân V.T.B.L (60 tuổi) tìm trên internet quảng cáo loại thuốc trị “tiểu đường hoàn” do Công ty Difoco sản xuất (loại thuốc này đã bị Bộ Y tế yêu cầu ngưng sản xuất, lưu hành trên thị trường) nên tìm mua uống.

Sau khi uống liên tục 3 tháng, bà L có tình trạng đau lưng, mỏi cơ xương khớp và nhập viện tại Bệnh viện Thống Nhất. Qua xét nghiệm cho thấy, bà L cũng bị nhiễm toan lactic rất nặng, nguy cơ tử vong cao bởi có những thời điểm bệnh nhân sắp rơi vào trạng thái hôn mê. Các bác sỹ Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc (Bệnh viện Thống Nhất) đã điều trị hoàn toàn bằng nội khoa, ổn định đường huyết cho bệnh nhân. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã dần ổn định.

Bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Thống Nhất) cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận 5 trường hợp bị toan chuyển hóa rất nặng, nguy kịch sau khi uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc chứa chất cấm phenformin.

“Hoạt chất phenformin được phát hiện vào năm 1950 và bước đầu ghi nhận sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, đến năm 1963, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những ca bị biến chứng do chuyển hóa toan lactic nặng sau khi uống hoạt chất này. Đến thập niên 1980, chất phenformin bị cấm sử dụng trên toàn thế giới nhưng tại Việt Nam thuốc trôi nổi chứa chất cấm này vẫn xuất hiện.

Khi sử dụng thuốc chứa chất cấm phenformin, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, yếu cơ. Mức độ nặng tăng dần với những triệu chứng thở nhanh, tim đập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tri giác và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong”, bác sĩ Ánh thông tin.

Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần đến bệnh viện để được bác sỹ tư vấn và sử dụng thuốc theo chỉ định. Tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, không nên tin những lời quảng cáo trên mạng, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm