| Hotline: 0983.970.780

'Nguyên Chủ tịch Vinalines làm trái chỉ đạo của Thủ tướng'

Thứ Ba 22/05/2012 , 15:18 (GMT+7)

Bộ Công an cho biết đã phát hiện các dấu hiệu tham nhũng, cố ý làm trái của nhiều cán bộ Vinalines trong việc mua, sửa chữa ụ nổi 83M...

Sáng nay, Bộ Công an cho biết đã phát hiện các dấu hiệu tham nhũng, cố ý làm trái của nhiều cán bộ Vinalines trong việc mua, sửa chữa ụ nổi 83M, chiếm đoạt hàng tỷ đồng. 6 người đã bị bắt, cựu chủ tịch Dương Chí Dũng bị truy nã.

Tại cuộc họp báo sáng 22/5, đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) thông báo một số kết quả điều tra sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trong việc chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M; lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.

Ba tháng trước, việc sửa chữa ụ nổi 83M được cơ quan điều tra cho rằng có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản. Vụ án tham nhũng tại Vinalines lập tức được khởi tố điều tra.


Khi ụ nổi được đưa vào sử dụng thì phát sinh một số hư hỏng nên được 
đưa về cảng để sửa chữa

Nhà chức trách xác định, ông Trần Hải Sơn (Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), ông Trần Văn Quang (Trưởng phòng kế hoạch) cùng một số người đã thông đồng với Trần Bá Hùng (cán bộ Hyundai Vinashin) và Phạm Bá Giáp (Giám đốc Công ty Nguyên Ân - Nha Trang) lập 2 bộ hồ sơ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống khối lượng sửa chữa phần đáy ụ nổi, gửi giá... để chiếm đoạt, gây thiệt hại 2,9 tỷ đồng.

Theo cơ quan điều tra, trong phi vụ này, một số cán bộ thuộc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines được chia hơn 2,5 tỷ đồng, ông Trần Sơn Hải chiếm hưởng 900 triệu đồng. Số còn lại, ông Trần Văn Quang sử dụng.

Hiện, ông Trần Sơn Hải, Trần Văn Quang, Trần Bá Hùng và Phạm Bá Giáp bị khởi tố, bắt tạm giam về Tội tham ô tài sản. 4 bị can này và những người có liên quan đã khai nhận hành vi, tự giác nộp lại hơn 1 tỷ đồng.

Mở rộng điều tra vụ việc, nhà chức trách cho rằng đã phát hiện cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng có hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước trong việc mua ụ nổi 83M và phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.

Do vậy, ngày 17/5, Bộ Công an đã khởi tố bổ sung thêm tội Cố ý làm trái vào vụ án đang điều tra. Trong ngày hôm đó và hôm sau (18/5), ông Dũng cùng ông Mai Văn Phúc Vụ phó Vụ vận tải (nguyên tổng giám đốc Vinalines; Trần Hữu Chiều (Phó tổng giám đốc Vinalines, Trưởng ban quản lý dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam) đã bị khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ thực thi được lệnh bắt với ông Phúc và Chiều. Ông Dũng đã bỏ trốn, đến chiều nay vẫn chưa truy bắt được.

Theo công bố của Cục Chống tham nhũng, khi chưa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch, cuối tháng 6/2007, ông Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 3.850 tỷ đồng. Tại dự án có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi.

Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng, năm 2007 ông Chiều đã ký văn bản đề nghị, ông Phúc có văn bản trình để ông Dũng ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư 14,136 triệu USD, trong khi đây là ụ nổi sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.

5 tháng sau, ông Dũng lại phê duyệt điều chỉnh thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi về Việt Nam sửa chữa tổng chi phí hết 24,3 triệu USD. Đến nay, tổng số tiền Vinalines phải chi phí cho việc mua, vận chuyển, sửa chữa ụ nổi, vay lãi ngân hàng và một số khoản chi phí khác lên đến 480 tỷ đồng. Hiện, việc vay vốn và xây dựng nhà máy cũng đã bị tạm dừng, ụ nổi không đưa được vào khai thác gây lãng phí rất lớn.

Đến tháng 4/2010, Vinalines đã phải chi 30 tỷ đồng tiền thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỷ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền, mua sửa chữa ụ nổi. Tổng mức thiệt hại là 100 tỷ đồng.

Bộ Công an nhận định, nguyên nhân của việc thất thoát lãng phí trên do lãnh đạo Vinalines đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch; chưa trình Thủ tướng xem xét quyết định theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc làm của các ông Dũng, Phúc và Chiều là "trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng", Luật đầu tư, Luật đấu thầu.

Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm