| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy Đường An Khê nâng cao giá trị cây mía

Chủ Nhật 03/02/2019 , 14:50 (GMT+7)

Trong bối cảnh đường Việt Nam phải cạnh tranh khốc với đường nhập khẩu sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, Nhà máy (NM) Đường An Khê (Cty CP Đường Quảng Ngãi) đã đầu tư chiều sâu, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất (SX) để nâng cao giá trị cây mía trong khu vực.

16-19-41_1_1
Thu hoạch mía bằng máy cơ giới

Ngoài ra, để ổn định vùng nguyên liệu đủ cung cấp cho nhà máy hoạt động từ 18.000-20.000 tấn mía cây/ngày vào năm 2020, NM đường An Khê đã xây dựng những giải pháp cụ thể về giống mía, cơ giới hóa, phân bón, nước tưới...

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc NM Đường An Khê, để giảm chi phí đầu vào, không con đường nào khác là phải cơ giới hóa đồng bộ từ khâu trồng đến khâu thu hoạch, theo đó, phải lựa chọn giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với cơ giới hóa.

Để ổn định vùng nguyên liệu đủ cung cấp cho nhà máy hoạt động với công suất 18.000 - 20.000 tấn mía cây/ngày vào năm 2020, NM Đường An Khê đã nghiên cứu, lựa chọn bộ giống bộ giống mía có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với việc cơ giới hóa để giảm chi phí thu hoạch, vận chuyển, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời nâng cao hiệu quả thu hồi trong chế biến. Trong 1 - 2 năm tới sẽ giảm diện tích trồng các giống mía không phù hợp thu hoạch bằng cơ giới hóa như K59-84, K94-2-483, thay vào đó các giống mía mới Uthong11 và KK3.

Đồng thời, NM Đường An Khê sẽ nâng diện tích trồng mía cơ giới hóa lên trên 80% diện tích. Hiện Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp An Khê (Cy CP Đường Quãng Ngãi), đang sở hữu 8 hệ thống thu hoạch mía, bao gồm máy thu hoạch công suất 350 mã lực và các thiết bị trung chuyển; mỗi máy có thể thu hoạch 300 - 400 tấn mía cây/ngày, thay thế được 20 - 30 nhân công/ngày; 250 máy kéo và 700 máy nông nghiệp khác.

“Hiện nay Nhà máy đường An Khê đã áp dụng cơ giới hóa 70% diện tích vùng nguyên liệu, dẫn đầu cả nước, sắp tới sẽ nâng lên 80%. Đặc biệt, thu hoạch mía bằng máy sẽ giảm được thất thoát và tăng chất lượng mía, cả người nông dân lẫn DN đều có lợi. Bởi thu hoạch thủ công phải mất chi phí đốn chặt cao, mất nhiều thời gian cây mía mới về đến nhà máy, chất lượng đường bị giảm”, ông Nguyễn Đình Chỉnh, Giám đốc Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp An Khê, chia sẻ.

16-19-41_3
NM Đường An Khê đang hoàn thiện nâng cao công suất

“Hiện nhà máy đang củng cố, hiệu chỉnh hoàn thiện ổn định công suất ép đạt 18.000 tấn mía/ngày và tăng lên 20.000 tấn mía/ngày vào năm 2020 để tiêu thụ hết mía cho nông dân vào ngày 30/4 hàng năm. Nhà máy cũng đang tập trung hoàn thiện dây chuyền đường luyện RE vào tháng 4/2019; hoàn thiện nhà máy điện sinh khối để phát huy hết công suất nhằm ổn định giá trị cây mía trong vùng và hoàn thiện Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng giống mía để kịp thời cung ứng giống chất lượng cho nông dân”, ông Nguyễn Văn Hòe, Giám đốc NM Đường An Khê.

(Kiến thức gia đình số tết)

Xem thêm
Cần 114 tỷ USD cho lộ trình phát thải ròng bằng '0' đến năm 2040

Con số trên được chia sẻ tại lễ thành lập Mạng lưới đối tác khí nhà kính Việt Nam tại Hà Nội ngày 12/4. Mạng lưới nhằm thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực để hỗ trợ khối doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh Việt Nam trong kiểm kê khí nhà kính.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất