| Hotline: 0983.970.780

Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ cần phù hợp văn hóa vùng miền

Thứ Sáu 11/12/2020 , 18:21 (GMT+7)

'Nhà ở an toàn trong vùng bão, lũ cần phù hợp với tình hình của địa phương, điều kiện từng gia đình và văn hóa mỗi vùng miền', Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì Hội thảo khoa học 'Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ' tại Hà Nội ngày 11/12. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì Hội thảo khoa học "Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ" tại Hà Nội ngày 11/12. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đợt thiên tai mưa lũ, bão lịch sự diễn ra vào tháng 9, 10 khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, song hành cùng việc tổ chức tìm kiếm người mất tích và cứu trợ thì việc khôi phục, phục hồi sau thiên tai đang được Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các Bộ ngành, nhất là chính quyền các địa phương và nhân dân khẩn trương thực hiện.

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT đã tổ chức nhiều hội nghị khẩn cấp phục hồi sản xuất nông nghiệp cũng như cử nhiều đoàn công tác của các lãnh đạo Bộ, các Tổng cục, các Viện, trường cùng nhiều chuyên gia để về hướng dẫn trực tiếp cho các địa phương phục hồi, tái thiết sau thiên tai.

Bộ cũng đã tiến hành hướng dẫn việc khôi phục lại nhà cửa để đảm bảo an toàn tronng bão, lũ, ngập lụt cũng như đưa ra các giải pháp phòng tránh đảm bảo an toàn trong lũ quét, sạt lở đất và khôi phục, phòng chống sạt lở bờ biển bị tàn phá trong đợt mưa, bão vừa qua.

Tiếp nối các hoạt động đó, ngày 11/12, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo khoa học về “Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ”; “Giải pháp đảm bảo an toàn trong lũ quét, sạt lở đất”; “Phòng chống sạt lở ven biển” tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, năm 2020 là một năm thời tiết dị thường. Những đánh giá, nhìn nhận từ đầu năm đưa ra dự báo sẽ có hạn cực đoan ở Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, lũ cực đoan diễn ra ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Thế nhưng trên thực tế diễn biến thời tiết, thiên tai nhanh, cực đoan và bất thường hơn dự báo.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sau đợt mưa lũ vừa qua tại miền Trung có hơn 250.000 ngôi nhà bị tốc mái. Cho đến nay số nhà bị tốc mái này cơ bản đã được sửa chữa nhưng vẫn còn khoảng hơn 1.500 nhà bị sập hoàn toàn cộng thêm khoảng 150.000 nhà thuộc diện sẵn sàng phải di dời. Việc phải làm sao để người dân có nhà ở trước dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay hiện nay có 2 mô hình nhà chống bão: nhà nổi và nhà cố định và có thêm một số bộ phận để đảm bảo trong bão lũ. Không có một mô hình nào hoàn hảo vì mỗi một mô hình đều có thể thích ứng với một điều kiện cụ thể.

Nhà nổi phù hợp với vùng lụt sâu nhưng lại cần đảm bảo việc sử dụng được thường xuyên và bất cứ tình huống nào cũng phải an toàn. Còn nhà cố định sử dụng được thường xuyên hơn nhưng trong điều kiện các cột mốc lũ lịch sử càng ngày càng lên cao thì cần tìm giải pháp phù hợp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói: “Nguyên tắc của nhà chống bão lũ thứ nhất là tiện dụng, dễ làm. Thứ hai là giá thành rẻ. Thứ ba là cơ động trong tất cả tình huống. Thứ tư là phải phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền.

Có thể chúng ta còn cần phải xây dựng thêm hàng trăm ngàn ngôi nhà chống lũ nữa. Những ngôi nhà ấy cần được xây dựng trên tinh thần làm mới tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn và bền vững hơn cũ".

Để làm được điều đó, Thứ trưởng đã chỉ ra cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp: “Thứ nhất là phải ứng dụng những vật liệu nhẹ, giá thành rẻ. Thứ hai là sản xuất hàng loạt vật liệu đó. Thứ ba là thay đổi nhận thức của người dân. Hiện nay người dân và cộng đồng vẫn còn suy nghĩ liệu có cần phải làm một ngôi nhà như thế trong khi 10 năm mới có 1 trận bão lũ lịch sử".

Hiện nay có rất nhiều cơ chế để hỗ trợ người dân về nhà ở an toàn trong vùng bão lũ. Trong đó có Quyết định 48 của Chính phủ từ năm 2014, hỗ trợ mỗi hộ gia đình 12 - 16 triệu đồng để xây nhà chống bão, lũ. Qua đó 15.000 ngôi nhà đã được xây với chất lượng được đánh giá khá tốt.

Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế đã có cơ chế hỗ trợ 1.700 USD cho một gia đình. 3.500 ngôi nhà đã được xây dựng bằng cơ chế đó.

Theo thống kê, chi phí cho một ngôi nhà ở an toàn đảm bảo chống bão lũ cần tối thiểu 2 triệu đồng/m2. Như vậy với một gia đình 4 người thì cần 30 - 35m2, tương đương 60 - 70 triệu đồng.

Chi phí cho một ngôi nhà chống bão lũ tối thiểu 2 triệu đồng/m2. Ảnh: ST.

Chi phí cho một ngôi nhà chống bão lũ tối thiểu 2 triệu đồng/m2. Ảnh: ST.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, nếu chỉ mỗi Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho người dân thì không đủ vì nhu cầu quá lớn: “Thứ nhất một ngôi nhà tối thiểu 60 triệu nhưng chỉ được hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng. Thứ hai một ngôi nhà chống lũ cần được thử nghiệm thì mới có thể làm hàng loạt được".

“Chúng tôi rất hoan nghênh các tổ chức đã cùng chung tay thực hiện hỗ trợ nhà ở an toàn cho người dân. Tuy nhiên khi thực hiện cần tuân thủ 2 nguyên tắc: một là phải an toàn, hai là phù hợp với điều kiện của từng vùng và từng gia đình. Đây là vấn đề mà cần Nhà nước, nhân dân, cộng đồng và xã hội cùng tham gia”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.