| Hotline: 0983.970.780

Nhãn Ido lên ngôi ở vùng đất chuyển đổi

Thứ Năm 15/07/2021 , 08:15 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở miền Tây đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp sang trồng nhãn Idor đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Mô hình trồng nhãn Ido của ông Nguyễn Văn Đừng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hoàng Vũ.

Mô hình trồng nhãn Ido của ông Nguyễn Văn Đừng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hoàng Vũ.

Những năm trước đây người trồng nhãn da bò ở ĐBSCL gặp phải cảnh bị bệnh chổi rồng tấn công liên tục mà chưa có thuốc đặc trị. Bắt đầu từ thông tin cho rằng giống nhãn Ido của Thái không những phát triển nhanh mà còn chống lại được bệnh chổi rồng, nhiều nông dân đã đốn bỏ nhãn bệnh để thay giống nhãn Ido.

Một trong những người thành công nhất trong việc chuyển đổi này là ông Nguyễn Văn Đừng (Bảy Đứng) ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ. Ông Bảy Đừng có 1,4ha vườn trồng toàn dâu xanh và dâu vàng phát triển rất tốt. Mấy năm đầu lời trên 180 triệu/năm, nhưng sau đó dâu rớt giá thê thảm nên ông nghĩ đến việc chuyển đổi cây trồng khác cho phù hợp vời hướng đi của kinh tế thị trường.

Sau nhiều lần tìm hiểu, nghiên cứu nên trồng cây gì, giống gì để thoát khỏi cảnh hàng nhiều ế chợ. Từ nguồn thông tin của các nhà vườn nói về ưu thế của cây nhãn Idor, bắt đầu từ năm 2012 ông đã quyết định chọn giống nhãn Ido để chuyển đổi. Ôg mạnh dạn đốn bỏ toàn bộ vườn dâu và cây tạp để trồng giống nhãn Ido.

Từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá nhãn giảm còn 12.000 -13.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ năm rồi nên lợi nhuận ít. Ảnh: Hoàng Vũ.

Từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá nhãn giảm còn 12.000 -13.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ năm rồi nên lợi nhuận ít. Ảnh: Hoàng Vũ.

Lần đầu tiên ông xuống giống 500 nhánh, nhiều người trong xóm tỏ ra ngần ngại. Cây nhãn đã hoành hành khiến nhiều người chết dở sống dở, vậy mà ông Bảy Đừng còn muốn quay về đường cũ. Mặc ai nói gì, ông vẫn quyết tâm đi lên bằng cây nhãn Ido. Đến nay, vườn nhãn của ông canh tốt đã trải qua 5 mùa trái thu hoạch.

Ông Bảy Đừng cho biết: Năm đầu tiên nhãn bán lời trên 50 triệu, năm thứ hai lời 90 triệu và càng về sau lợi nhuận càng tăng theo. Riêng trong năm 2020 gia đình ông lãi gần 300 triệu đồng. Từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá nhãn giảm còn 12.000 -13.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ năm rồi nên lợi nhuận ít. Thường nhãn Ido có giá giao động từ 25.000 – 35.000đ/kg và hàng bao giờ cũng hút.

Ông Bảy Đừng cho biết thêm, ưu điểm của nhãn Ido là cây sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, năng suất cao, đặc biệt là kháng được bệnh chổi rồng. Ngoài kỹ thuật bón phân, làm gốc, trừ sâu bệnh ông còn thành thạo về biện pháp xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ (tháng 2,3,4) để bán với giá cao gấp 2 lần nhãn mùa thuận. Bằng kinh nghiệm lâu năm, sau khi thu hoạch, ông tiến hành cắt tỉa cành già, cành thừa. Mùa nắng đóng bờ, đậy gốc, giữ độ ẩm, cách ba ngày mới tưới một lần.

Chất lượng nhãn Ido không thua kém gì nhãn da bò. Ảnh: Hoàng Vũ.

Chất lượng nhãn Ido không thua kém gì nhãn da bò. Ảnh: Hoàng Vũ.

Về chất lượng, nhãn Ido không thua kém nhãn da bò. Giống Ido hạt nhỏ, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa. Bình quân một cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg trái, chùm sai có thể cân nặng đến 3 kg. Để tăng thêm thu nhập, ngoài chuyện trồng nhãn ra ông còn tận dụng đất vườn trồng xen chanh tàu và gừng trong vườn. Chỉ riêng gừng mỗi năm cũng lời trên 20 triệu đồng, còn chanh tàu mỗi năm được 3 tấn, giá giao động từ 4.000 – 11.000 đồng/kg.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Nhãn là một trong những loai cây trồng chủ lực tại TP Cần Thơ, với tổng diện tích nhãn các loại đạt hơn 2.000 ha, trong đó diện tích nhãn Idor chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Diện tích nhãn đã có xu hướng tăng đáng kể trong những năm gần đây vì xuất khẩu khá thuận lợi, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khá lớn.

TP Cần Thơ có hơn 2.000 ha nhãn các loại. Ảnh: Hoàng Vũ.

TP Cần Thơ có hơn 2.000 ha nhãn các loại. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn Ido. Nhiều địa phương ở Cần Thơ quan tâm giúp nhà vườn liên kết, xây dựng các vùng trồng nhãn tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm để phát triển xuất khẩu bền vững.

Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên một số mặt hàng trái cây, trong đó có trái nhãn tiêu thụ gặp khó khăn. Sở NN-PTNT đang phối hợp với các địa phương hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản cho bà con trong giai đoạn khó khăn này.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, TP Cần Thơ có tổng diện tích cây ăn trái gần 23.000 ha, tăng 9,73% so cùng kỳ. TP Cần Thơ đang đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây chủ lực như: nhãn, xoài, mận, mít, sầu riêng.

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.