| Hotline: 0983.970.780

Nhập nhằng phân, thuốc: Lập lờ đánh lận… nông dân

Thứ Năm 07/08/2014 , 08:25 (GMT+7)

Không chỉ lập lờ trong tên gọi, các Cty còn tìm cách “lách luật” bằng cách đăng ký khác nhóm với sản phẩm đã có mặt trên thị trường để tránh bị tuýt còi./ Nhập nhằng phân, thuốc: Nông dân lãnh đủ

Trong quá trình đi lấy tư liệu viết về loạt bài “Nhập nhằng phân, thuốc” (xem NNVN ngày 28-30/7), nhiều nông dân cho chúng tôi biết trên thị trường vật tư nông nghiệp (VTVN) hiện nay có rất nhiều sản phẩm có tên cũng như công dụng na ná nhau, thật giả lẫn lộn, rất khó phân biệt. Kiểu làm ăn lập lờ này đã khiến không ít nông dân bị “sập bẫy”.

Ma trận tên phân, thuốc

Đến đại lý VTNN là nông dân như bị lọt vào giữa ma trận các mặt hàng phân, thuốc với tên gọi và công dụng gần như giống hệt nhau, phải tinh mắt lắm mới có thể phân biệt được vài sự khác biệt rất nhỏ trên bao bì.

Loại phân, thuốc nào càng được nông dân tin dùng thì càng có nhiều sản phẩm nhái theo. Đơn cử như trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá, phân hữu cơ… đều được giới thiệu công dụng là “năng lượng siêu to hạt”.

Các sản phẩm này có tên rất giống nhau như: Laca SOTO 4SP (Cty Tân Thành, TP Cần Thơ); Lacala SOTO 40PH (Cty Phú Hào, TP.HCM); Cacala SOTO (Cty Ca Ca, TP.HCM); Lacyotal SOTO 18WP (Cty Hóa sinh Lúa Việt, Bình Dương); Layota SOTO 30SP (Cty Phân bón Thùy Dung, An Giang);

Laca SÔTÔ (Cty Sinh hóa nông Miền Nam cung cấp, Cty Senta Nhật Bản, TP.HCM, phân phối); Lastka SOTO (Cty Mỹ Nhật, TP.HCM đăng ký và Cty Ba Đồng Vàng, An Giang độc quyền phân phối); Laca SOSTO (Cty Tâm Đức Hạnh đăng ký và Cty Bình Chánh sản xuất); Lata SOTO (Cty Dohaled USA, TP.HCM); Delta SOTO (Vietducco.,Ltd đăng ký, Cty BVTV Delta, TP Cần Thơ, phân phối);

Lacca SOTO pro 4SP (Cty LO Apoplo USA, TP.HCM); Lakka SOTO (Cty Vạn Hưng Điền, Sóc Trăng); LACCA SOTTO NANO 400SC (Cty Quốc tế HaTa – Nhật Bản, TP.HCM); Laica SOTO 5SP (Cty Phân bón hóa chất Tân Tiến, TP.HCM); Lastka SOTO (Cty Mỹ Nhật, TP.HCM); Lacca SOTTO Amino 400SC (Cty Dha – Thụy Sỹ, TP.HCM);

Lastta SOTO 9SP (Cty Agrovina, TP.HCM); Lacaca SOOTO AnGiang 770SC (Cty An Giang – Sygenta, TP.HCM); Lasca SOTO (Cty Agrochemical Bông Lúa Việt, Kiên Giang); Sieu SOTTO (Cty Thiên Ngưu, TP.HCM)…

Điều đáng nói là các sản phẩm này có loại là thuốc kích thích sinh trưởng, có loại là phân bón lá, có loại là phân bón tổng hợp… nên nếu nông dân không để ý sẽ rất dễ nhầm lẫn khi sử dụng, gây thiệt hại rất lớn.

Nông dân ngán ngẩm

Trao đổi với chúng tôi về tình trạng VTNN hiện nay, lão nông Tám Thanh (Trần Ngọc Thanh), ở ấp Lân Quy 5, xã Thạnh Quới, Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ lắc đầu ngao ngán: “Thị trường phân, thuốc giờ bát nháo lắm. Mình biết còn đỡ, chứ cứ ra đại lý kể bệnh rồi kêu lấy thuốc là họ cộng cho rất nhiều thứ, thật giả lẫn lộn.

Loại nào Cty chiết khấu càng cao thì họ càng ép nông dân sử dụng nhiều”. Theo ông Tám Thanh, giờ hàng nhái nhiều lắm. Chẳng hạn như sản phẩm Laca SOTO 4SP nếu mua đúng của Cty Tân Thành thì sử dụng rất tốt, hạt lúa mẩy đều. Còn nếu mua phải sản phẩm nhái, xịt xong vài ngày là hạt lúa phì ra trông thấy, nhưng chỉ là phì vỏ trấu, lúc chín hạt gạo không no, chất lượng kém hơn hẳn.

18-50-31_2-lc-soto-4sp-cu-cty-tn-thnh-ben-tri-v-cc-sn-phm-nhi-co-bo-bi-v-ten-goi-gn-nhu-giong-het-nhu
Laca SOTO 4SP của Cty Tân Thành (bên trái) và các mặt hàng nhái có bao bì và tên gọi gần như giống hệt nhau

Trong một “rừng” sản phẩm na ná nhau như vậy, đã có không ít nông dân bị sập bẫy hoặc hỏi mua sản phẩm của Cty này lại bị đại lý lừa đưa cho sản phẩm của Cty khác. Đến khi sử dụng thấy không có hiệu quả thì mọi chuyện đã quá muộn và thường nông dân phải cam chịu hậu quả chứ không thể bắt đền.

Còn anh Cao Hoàng Vũ, ở ấp Sở Tại, xã Bàn Tân Định, Giồng Riềng, Kiên Giang lại cho rằng sở dĩ hàng giả, hàng nhái vẫn tiêu thụ được là do đa số nông dân mua thiếu (nợ) nên đại lý đưa loại nào cũng phải chịu, không có quyền lựa chọn.

Cũng có nhiều nông dân vì không nắm được thông tin nên bị đại lý lừa bán hàng. Anh Danh Tiền, ở ấp Rạch Cũ, xã Bàn Thạch, Giồng Riềng, Kiên Giang cho biết, vụ lúa HT vừa qua anh canh tác 6 ha lúa. Thấy nhiều người trong xóm sử dụng thuốc Laca SOTO 4SP hiệu quả nên cũng ra đại lý VTNN Hùng Mai ở chợ huyện hỏi mua 1 thùng về sử dụng (gần 1 triệu đồng).

Thế nhưng, sau khi phun chẳng thấy kết quả gì nhiều mà lúa còn bị cháy lá, ảnh hưởng đến năng suất. Xem kỹ mới biết đại lý bán cho sản phẩm có tên na ná của Cty khác chứ không phải của Cty Tân Thành. Đành bấm bụng chịu chứ thuốc đã sử dụng rồi, lấy gì mà bắt đền đại lý được.

Khó xử lý

Không chỉ lập lờ trong tên gọi, các Cty còn tìm cách “lách luật” bằng cách đăng ký khác nhóm với sản phẩm đã có mặt trên thị trường để tránh bị tuýt còi.

Chẳng hạn sản phẩm Cacala SOTO (Cty TNHH Ca Ca) hay Lacca SOTO 5L Sữa (Cty TNHH Hóa nông Việt Mỹ) đều được đăng ký là phân bón lá và có tên trong danh mục phân bón của Bộ NN-PTNT. Vì là sản phẩm khác nhóm nên các Cty không thể thưa kiện lẫn nhau hay yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.

Tương tự, các sản phẩm Lakka SOTO (Cty Vạn Hưng Điền, Sóc Trăng); Layota SOTO 30SP (Cty Phân bón Thùy Dung, An Giang); Lastka SOTO (Cty Mỹ Nhật, TP.HCM đăng ký và Cty Ba Đồng Vàng, An Giang độc quyền phân phối), sau khi bị phòng An ninh Kinh tế, Công an TP Cần Thơ phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiểm tra, các đơn vị này cũng chỉ bị xử lý bằng cách buộc thu sản phẩm trên thị trường, cam kết thay đổi mẫu mã bao bì không trùng với sản phẩm Laca SOTO 4SP của Cty TNHH Tân Thành, chứ không bị xử phạt về hành vi làm hàng nhái, hàng giả.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm