| Hotline: 0983.970.780

Nhập nhằng phân, thuốc: Phó mặc hên xui

Thứ Tư 30/07/2014 , 09:17 (GMT+7)

Về vùng nông thôn bây giờ, chạy xe gắn máy trên lộ hay theo tàu đi trên sông len lỏi khắp kênh, rạch tới đâu cũng thấy nhan nhản cửa hàng vật tư nông nghiệp. Ở đâu cần là có phân bón, thuốc trừ sâu./ Lúa đẹp, hạt lép

Mê hồn trận

"Nông dân có thể ngồi tại nhà gọi điện thoại, muốn loại phân bón hiệu nào, loại gì hay thuốc trừ sâu, trừ bệnh gì, chỉ vài chục phút là có người chở hàng tới. Nhưng chuyện chưa xử lý tận gốc, còn gây thiệt hại cho nông dân hiện thời là hàng thật- giả, phân bón chất lượng tốt- xấu lẫn lộn", ông Phạm Minh Hải, Chủ tịch UBND xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) ngao ngán.

Ông Nguyễn Văn Lợi ở ấp 2, xã Mỹ Lệ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có 3 ha vườn xoài, trồng chanh và lúa. Mỗi năm, gia đình ông tiêu tốn trên 27 triệu đồng chi phí tiền phân bón, trong đó chi tiền mua phân bón chuyên phun xịt dưỡng lá chiếm khoảng 20 - 25%.

Ông Lợi kể: “Trên thị trường hiện có hàng trăm nhãn hiệu phân bón lá, ngoài bao bì ghi chi chít những lời lẽ công dụng rất hấp dẫn. Nào là phân giúp tốt lá, giữ màu lá xanh mướt, chỉ cần phun phân bón lá có thể giảm bón phân hột cho gốc. Tôi còn nghe nhân viên của một Cty nọ ca rằng phân bón lá có thể phòng ngừa được một số bệnh cây trồng".

Mỗi lần bước vào cửa hàng chọn mua phân, nhìn vô số nhãn hàng như lạc vào mê hồn trận, ông Lợi chẳng biết phải chọn mua loại phân bón lá nào phù hợp, có chất lượng tốt. Cuối cùng những nông dân như ông Lợi lại nghe theo lời ông chủ bán hàng, giới thiệu loại phân bón lá nào thì lấy về dùng và ghi nợ cuối vụ trả.

Có lần ông Lợi lỡ mua nhầm phân dỏm về phun xịt, thấy cây chẳng thay đổi gì, không giống như lời quảng cáo nhưng vẫn đành ngậm bồ hòn âm thầm đi tìm nơi khác mua loại phân mới về phun xịt thêm.

Vừa qua đón vụ lúa ĐX ở ĐBSCL, hàng trăm DN lớn nhỏ thi nhau bán hàng phân bón lá dạng nước đóng chai. Họ vào cuộc đua mở dồn dập các hội thảo. Hàng đưa về các đại lý VTNN sẵn sàng chi mức chiết khấu khủng. Đó là chiêu cạnh tranh tung hàng ra thị trường của các DN SXKD phân bón lá "sinh sau, đẻ muộn" chưa có tiếng tăm trên thị trường.

Bởi lẽ phân bón lá đã tháo vỏ bao bì đổ ra phun xịt cho cây rồi thì lấy gì làm bằng chứng để buộc chủ cửa hàng bồi thường thiệt hại? Vì vậy nông dân lỡ mua phải phân bón giả hay kém chất lượng đều xem như gặp xui.

Ông Lê Văn Long ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên (An Giang) đang canh tác gần 100 ha lúa. Mỗi vụ, ông đầu tư gần 1.000 bao phân các loại, hàng trăm lít phân bón lá và thuốc BVTV. Ông Long thú thật là vì có quá nhiều nhãn hiệu phân bón nên chính ông cũng như nông dân khó nhận biết, phân biệt.

Các nhãn hiệu uy tín có mặt trên thị trường lâu nay thì giá tương đối cao. Còn nếu chọn những nhãn hiệu mới, lạ thì nông dân không an tâm.

Chỉ có nông dân thiếu vốn SX tìm đến đại lý chịu ghi nợ thì đành phụ thuộc vào tư vấn hướng dẫn của người bán hàng. Họ thường hướng nông dân mua các sản phẩm phân bón lá nhãn hiệu mới. Trong khi chất lượng của sản phẩm mới thì có... trời biết.

Nông dân bị móc túi đã đành, đau hơn nữa là mùa màng thất bát.

Thật, giả thế nào?

Chúng tôi đem cậu chuyện SXKD phân bón lá hỏi người trong cuộc. Ông Lê T.Q, chủ một đại lý kinh doanh thuốc BVTV ở khu vực ngoại ô TP Cần Thơ, thừa nhận trên thị trường hiện nay phân bón lá quá nhiều, mở xem danh mục phân bón lá Việt Nam gần ngàn sản phẩm và khó nhớ hết tên Cty SX nên không cách nào kiểm chứng hết thật, giả.

07-30-37_nhieu-loi-phn-bon-l-tren-thi-truong
Quá nhiều loại sản phẩm phân bón lá trên thị trường

Theo ông Q., tâm lý nông dân luôn lo lắng cây trồng không đạt năng suất, thua kém những hộ xung quanh nên giá nào cũng chạy đua mua phân bón. Hễ thấy ông hàng xóm dùng phân mới lạ, năng suất cao là tìm cách mua cho bằng được.

Nông dân cũng hiểu rõ ứng dụng kỹ thuật mới, cây trồng có 3 đường hấp thu phân qua lá, thân, rễ. Trong đó cây trồng muốn ra hoa, đậu trái tăng năng suất phải bón thêm phân bón lá. Thế nhưng có điều bất cập là ở vùng nông thôn vùng sâu, xa nông dân không tài nào biết được phân bón lá loại nào, sản phẩm gì, của ai…Bởi thế họ thường bị lừa vào tròng mua một sản phẩm mới lạ nào đó.

Vì sao? Một số Cty mới trình làng sản phẩm phân bón lá với nhãn hàng mới toanh thì họ nâng mức chiết khẩu cho đại lý tăng lên rất cao, tới 30 - 40% để đại lý phấn khích, mời bán cho bằng được tới tay nông dân dù giá bán cao.

Phần chiết khấu đại lý hưởng đương nhiên là do nông dân gánh thay cho Cty. Nông dân không có vốn SX, mua nợ vật tư nông nghiệp từ các chủ đại lý cấp 2, cấp 3 càng chịu thiệt vì không có cách nào khác.

Vậy lực lượng kiểm tra, cơ quan quản lý thị trường, thanh tra nông nghiệp địa phương ở đâu? Hầu như chủ cửa hàng bán vật tư nông nghiệp nào cũng hiểu, chỉ kiểm tra đột xuất mới bị phát hiện. Nhưng cho dù phát hiện kém chất lượng cũng không sợ. Ví dụ như giá bán sản phẩm 50 đồng đã có lãi, nhưng Cty bán cho đại lý 100 đồng, phần chiết khấu như đã nói đã có nông dân chịu, nên dẫu Cty bị phạt thì vẫn còn lời.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm