| Hotline: 0983.970.780

Nhiếp ảnh gia Hồng Nga và sắc màu trong hát bội

Chủ Nhật 10/11/2024 , 15:11 (GMT+7)

Nhà nhiếp ảnh Hồng Nga sau nhiều năm dõi theo nghệ thuật sân khấu truyền thống, đã tổ chức triển lãm ‘Sắc màu trong hát bội’ khai mạc sáng 10/11 tại TP.HCM.

Nhà nhiếp ảnh Hồng Nga tuổi 65.

Nhà nhiếp ảnh Hồng Nga tuổi 65.

Nhà nhiếp ảnh Hồng Nga nổi tiếng là một gương mặt nữ xông xáo bậc nhất trong giới nhiếp ảnh Việt Nam suốt 40 năm qua, nhà nhiếp ảnh Hồng Nga từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Hiện nay, chị đang đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP.HCM.

Hóa trang trước vở diễn.

Hóa trang trước vở diễn.

Một trong những đam mê của nhà nhiếp ảnh Hồng Nga là chụp ảnh sân khấu. Chị từng nhận kỷ lục “Người chụp ảnh sân khấu nhiều nhất Việt Nam” vào năm 2006. Thời gian gần đây, nhà nhiếp ảnh Hồng Nga hướng ống kính vào nghệ thuật hát bội. Kỷ niệm tuổi 65, nhà nhiếp ảnh Hồng Nga giới thiệu 65 tác phẩm tại triển lãm “Sắc màu trong hát bội”.  

Hát bội được người Việt phổ biến từ thế kỷ 16.

Hát bội được người Việt phổ biến từ thế kỷ 16.

Hát bội được xem là một loại hình sân khấu độc đáo, được lan truyền theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam. Người có công phát triển bộ môn hát bội đầu tiên là Đào Duy Từ (1572-1634). Người kế tiếp đưa hát bội thành nghệ thuật chuyên nghiệp ở miền Trung là Đào Tấn (1845-1907).

Đầu thế kỷ 19, hát bội vào đến miền Nam và chinh phục công chúng mạnh mẽ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hát bội được đón nhận ở Nam bộ từ đầu thế kỷ 19.

Hát bội được đón nhận ở Nam bộ từ đầu thế kỷ 19.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng một nhà hát đầu tiên ngay trong hoàng thành Huế lấy tên Duyệt Thị Đường, để thường xuyên biểu diễn hát bội cho vua quan thưởng thức.

Một cảnh trong vở 'Trưng Trắc Trưng Nhị'.

Một cảnh trong vở "Trưng Trắc Trưng Nhị".

Một cảnh trong vở 'San Hậu'.

Một cảnh trong vở "San Hậu".

Trong cuốn sách “Việt Nam phong tục”, học giả Phan Kế Bính (1875-1921) mô tả: Hát bội cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thường có dàn dựng ở đình làng. Mỗi phường hát bội thường có khoảng 12 người, bao gồm ca công và đội nhạc.

Nhân vật Thái thú Tô Định.

Nhân vật Thái thú Tô Định.

Nhân vật Ô Mã Nhi.

Nhân vật Ô Mã Nhi.

Năm 1889, đoàn hát bội Việt Nam do Nguyễn Đông Trụ làm đạo diễn, đã có chuyến lưu diễn tại Paris, khiến khán giả Pháp thích thú và thán phục. Năm 2007, gánh hát bộ Đồng Thinh được Cục Di sản văn hóa đưa sang Mỹ biểu diễn nhiều buổi tại Washington DC, nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của người xem bên kia bờ đại dương.

Hình ảnh kép võ.

Hình ảnh kép võ.

Hiện nay, hát bội gắn bó với hoạt động văn hóa đình làng, và vẫn được ưa chuộng tại miền Trung và miền Nam. Trong các dịp lễ hội, hát bội được biểu diễn như một phần không thể thiếu cho đời sống tinh thần nông thôn.  

Vở 'Ông già cõng vợ đi xem hội'.

Vở "Ông già cõng vợ đi xem hội".

Sân khấu hát bội là sân khấu cách điệu đến mức cao nhất. Phía sau mặt sân khấu chỉ có một tấm phông vẽ mặt rồng. Hai bên cánh gà vẽ mấy hoa văn đơn giản. Cờ soái, bảo cái được treo hai bên. Giữa sân khấu có một cái bàn cố định, có thể là hương án, quan án, ngọn đồi, quả núi...

Sân khấu hát bội được cách điệu đến mức cao nhất.

Sân khấu hát bội được cách điệu đến mức cao nhất.

Hát bội là loại hình nghệ thuật cách điệu từ nội dung cốt truyện, cử chỉ, điệu bộ, lời ca, tiếng hát, y phục, hóa trang… Hát bội gồm các dạng như hát xây chầu, hát thưởng, hát giàn, hát chặp.

Một nhân vật tuồng võ.

Một nhân vật tuồng võ.

Nhóm tuồng hát gồm tuồng văn và tuồng võ, tuồng nho và tuồng thầy, tuồng truyện và tuồng đồ. Về điệu thức có nói lối, xướng, bạch, hát khách, hát nam, hát chúc mừng, ngâm, thán, oán...

Xem thêm
Mãn nhãn với ‘Huyền sử Yết Kiêu’ phục vụ Tết Nguyên đán

TP.HCM Vở múa rối nước ‘Huyền sử Yết Kiêu’ vừa được Nhà hát nghệ thuật Phương Nam tổ chức phúc khảo tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM nhằm chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.