| Hotline: 0983.970.780

Nhiều công trình phòng chống lụt bão 'run rẩy' trước bão số 7

Thứ Tư 14/10/2020 , 14:01 (GMT+7)

Bão số 7 hướng vào đất liền khiến nhiều công trình phòng chống lụt bão của tỉnh Thanh Hóa “run rẩy”. Ngành nông nghiệp và các địa phương đang nỗ lực khắc phục.

Vết nứt trên mặt đê hồ Sông Mực dài 173m, rộng 3-5cm và sâu trung bình 1m. Ảnh: Võ Dũng.

Vết nứt trên mặt đê hồ Sông Mực dài 173m, rộng 3-5cm và sâu trung bình 1m. Ảnh: Võ Dũng.

Xuất hiện vết nứt dài trên 170 m giữa thân đập hồ sông Mực

240 hồ chứa đầy nước

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có có 610 hồ chứa. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 240 hồ chứa đầy nước; 370 hồ chứa có mực nước thấp hơn mực nước thiết kế từ 1m trở lên, trong đó có 97 hồ từ mực nước chết trở xuống. Mưa trong những ngày sắp tới là cơ hội để một số hồ tích nước phục vụ sản xuất nhưng cũng đặt những hồ đập có sự cố trong tình trạng báo động.

Một vết nứt dài 173 m tại thân đập hồ Sông Mực (huyện Như Thanh) đang khiến người dân hết sức lo lắng.

Ông Lê Cao Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Chu – Chi nhánh Thủy lợi Như Thanh, đơn vị được giao quản lý, vận hành hồ Sông Mực cho hay, vết nứt đã xuất hiện từ ngày 9/9/2020.

Vết nứt dài 173 m, rộng từ 3-5 cm, sâu trung bình 1 m, nằm ngay giữa thân đập – đoạn được nâng cấp, sửa chữa năm 2007.

Ngay sau khi sự cố xẩy ra, Công ty TNHH MTV Sông Chu đã báo cáo lên UBND tỉnh Thanh Hóa để tìm hướng xử lý, khắc phục sự cố. Tuy nhiên, hiện tại vấn đề khắc phục sự cố vẫn chỉ dừng lại ở việc sử dụng bạt che chắn nước mưa ngấm vào thân đập.

“Mấy ngày nay, lượng mưa chưa lớn, mực nước trong hồ đang dưới mức thiết kế nên tạm thời thân đập vẫn ở mức an toàn. Vết nứt đã được che bạt để chống nước mưa tràn vào sâu lòng thân đập.

Chúng tôi đã lập chốt khống chế tải trọng, cấm xe ô tô, xe tải lưu thông qua đập; cử người theo dõi 24/24 giờ để phát hiện và báo cáo kịp thời khi có sự cố xẩy ra.

Công ty đang mời đơn vị tư vấn thiết kế, trình UBND tỉnh xin vốn. Nếu được phê duyệt và bố trí vốn thì sẽ xử lý trong năm nay luôn”  - ông Thắng cho biết.

Đơn vị quản lý xử lý sự cố bằng cách che bạt tránh nước mưa ngấm vào vết nứt thân đập, chờ nguồn vốn xử lý khẩn cấp từ UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Công ty TNHH MTV Sông Chu cung cấp.

Đơn vị quản lý xử lý sự cố bằng cách che bạt tránh nước mưa ngấm vào vết nứt thân đập, chờ nguồn vốn xử lý khẩn cấp từ UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Công ty TNHH MTV Sông Chu cung cấp.

Được biết, hồ sông Mực được xây dựng từ năm 1977, có dung tích chứa gần 200 triệu m3 nước, có nhiệm vụ cắt lũ cho sông Yên, cấp nước tưới cho hơn 11.000 ha sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho 3 huyện Như Thanh, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.

Nhiều công trình phòng chống lụt bão “run rẩy”

Bão số 7 hướng vào các tỉnh Bắc Trung bộ khiến cho các công trình phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nằm trong tình trạng báo động.

Từ đầu năm đến nay, do tình hình hạn hán, nắng nóng kéo, một số mặt đê các tuyến bị nứt như đoạn từ K0+300-K1+172 đê tả Quảng Phú, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân; đoạn từ K3+850-K4+250 đê tả Tiêu Thủy, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân; đê hữu sông Nhơm các đoạn từ K5+015-K5+985, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn; đê tả sông Hoàng các đoạn từ K39+482-K39+510, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương; đê hữu sông Cầu Chày đoạn K33+600-K33+620, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa.

Đến 16h ngày 13/10, toàn tỉnh Thanh Hóa có 7.194 phương tiện nghề cá, với 26.532 lao động đã về bến an toàn; 17 phương tiện với 84 lao động đang hoạt động trên vùng biển Thanh Hóa. Các phương tiện đều nắm được thông tin, diễn biến của bão số 7 và giữ liên lạc với bờ bình thường. Ảnh: HD.

Đến 16h ngày 13/10, toàn tỉnh Thanh Hóa có 7.194 phương tiện nghề cá, với 26.532 lao động đã về bến an toàn; 17 phương tiện với 84 lao động đang hoạt động trên vùng biển Thanh Hóa. Các phương tiện đều nắm được thông tin, diễn biến của bão số 7 và giữ liên lạc với bờ bình thường. Ảnh: HD.

Toàn tỉnh hiện có 3 hồ gặp sự cố hư hỏng; 4 công trình đê điều, 23 công trình hồ chứa đang thi công. Trong số này có 20 công trình hồ chứa khối lượng thi công đạt 65-98% cơ bản các hạng mục đầu mối đảm bảo tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn; 3 công trình mới triển khai thi công, khối lượng ước đạt 5-15% chưa đảm bảo tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn. Các công trình đang thi công đều được lập, phê duyệt và sẵn sàng triển khai trên thực tế phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn công trình.

Hiện nay, tất cả các sự cố nêu trên đều được phát hiện và xử lý giờ đầu kịp thời theo phương châm 4 tại chỗ. Chính quyền các địa phương và các chủ hồ; các công trình đê điều đang tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của sự cố.

Riêng đối với hồ làng Hợi và hồ Trường Sơn, hiện nay UBND tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 15,3 tỷ đồng cho UBND huyện Như Thanh từ nguồn Ngân sách tỉnh để xử lý khẩn cấp 2 công trình nêu trên.

Thanh Hóa sẵn sàng ứng phó bão số 7

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 7 kết hợp với không khí lạnh, từ 14 đến 16 - 10 ở khu vực đồng bằng ven biển Thanh Hóa có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến khoảng 200-350mm/đợt, cá biệt có nơi trên 400mm/đợt.

Trước tình hình này, Cục Hàng không Việt Nam vừa chỉ đạo hủy tất cả các chuyến bay đi, đến sân bay Thọ Xuân từ 12h đến 21 giờ ngày 14/10; Thanh Hóa ra công điện cấm biển từ 19h ngày 13/10.

Đến 16h ngày 13/10, toàn tỉnh Thanh Hóa có 7.194 phương tiện nghề cá, với 26.532 lao động đã về bến an toàn; 17 phương tiện với 84 lao động đang hoạt động trên vùng biển Thanh Hóa.

Các phương tiện đều nắm được thông tin, diễn biến của bão số 7 và giữ liên lạc với bờ bình thường. 

    Tags:
Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm