| Hotline: 0983.970.780

Nhiều công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị xâm phạm

Thứ Năm 31/10/2024 , 07:00 (GMT+7)

Nhiều công trình thủy lợi tại Thanh Hóa bị xâm phạm, tuy nhiên việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở việc lập biên bản, nhắc nhở...

Theo Sở NN-PTNT Thanh Hóa, từ năm 2018 đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 2.696 vụ vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó năm 2023 phát sinh 137 vụ. Số vụ vi phạm đã được xử lý năm 2023 là 93/137 vụ (đạt 67,9%). Trong đó số vụ kiến nghị UBND cấp xã, huyện xử lý là 21/39 vụ (đạt 53,8%).

Các vụ vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi chủ yếu là xây dựng nhà ở, công trình, gây cản trở dòng chảy, xả rác thải, nước thải vào công trình thủy lợi. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm vẫn chưa triệt để.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân của tình trạng công trình thủy lợi bị xâm phạm là do công tác tuyên truyền của các cấp chính quyền, nhận thức của một số bộ phận người dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thủy lợi còn hạn chế. Sự phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của các cấp chính quyền địa phương chưa tốt, chưa xử lý triệt để, chưa dứt điểm. Vẫn còn tâm lý nể nang trong xử lý vi phạm nên hiệu quả đạt thấp. Phần lớn các công trình thủy lợi chưa thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình do thiếu kinh phí.

Bên cạnh đó, thẩm quyền của đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi chỉ dừng ở mức độ phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản, động viên tháo dỡ, khắc phục; công tác xử phạt hành chính còn hạn chế. 

Công trình xây dựng trong phạm vi công trình thủy lợi tại hồ sông Mực (thuộc địa phận xã Thanh Kỳ, Như Thanh). Ảnh: Quốc Toản.

Công trình xây dựng trong phạm vi công trình thủy lợi tại hồ sông Mực (thuộc địa phận xã Thanh Kỳ, Như Thanh). Ảnh: Quốc Toản.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đảm bảo quy định, Sở NN-PTNT đề nghị Cục Thủy lợi tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để lập phương án cắm mốc trong vi phạm công trình thủy lợi.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 3 và các công ty khai thác công trình thủy lợi tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi về hình thức, số lượng và mức độ ảnh hưởng của các hành vi vi phạm… Tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, gửi Bộ NN-PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 25/12 hằng năm.

Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình, công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình và cắm mốc giới trên thực địa; bàn giao mốc giới cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý. Rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định…

UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các giải pháp, tổ chức thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung; nước thải từ các làng nghề, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi xả vào công trình thủy lợi.

Xem thêm
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải hài hòa giữa kế thừa và đổi mới

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TN-MT và Bộ NN-PTNT rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, không để chồng chéo hay có khoảng trống.

Bãi bỏ thủ tục hành chính khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai

Hà Nội Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT bị bãi bỏ từ ngày 25/2/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Tổ quốc tôi như một con tàu

Hai năm nay tôi đều may mắn được trở lại Cà Mau. Nói trở lại, vì tôi đã từng có mặt ở vùng đất này từ năm 1981 và nhiều lần, sau đó.

Bình luận mới nhất