| Hotline: 0983.970.780

Nhiều giải pháp để giữ vững sản lượng tôm nuôi cho ĐBSCL

Thứ Bảy 07/08/2021 , 12:36 (GMT+7)

Nông dân nuôi tôm ĐBSCL đang áp dụng nhiều biện pháp cho ăn cầm cự và thu tỉa thưa khi mật độ quá dày, để giữ đàn tôm qua thời gian giãn cách xã hội.

Kiên Giang có hơn 98.000 ha mô hình tôm – lúa, trong đó có gần 26.700 ha tôm càng xanh, đang gặp khó cả khâu thu hoạch và tiêu thụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kiên Giang có hơn 98.000 ha mô hình tôm – lúa, trong đó có gần 26.700 ha tôm càng xanh, đang gặp khó cả khâu thu hoạch và tiêu thụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp Kiên Giang, đến đầu tháng 8/2021, nông dân trong tỉnh đã thả tôm giống được 128.200/136.000 ha tôm nuôi nước lợ. Với các hình thức nuôi thâm canh công nghiệp 2.258 ha (chủ yếu là tôm thẻ chân trắng), quảng canh và quảng canh cải tiến 27.822 ha, tôm - lúa chiếm diện tích lớn nhất, hơn 98.100 ha. Sản lượng đã thu hoạch từ đầu năm đến nay ước đạt gần 73.000 tấn.

Hiện việc sản xuất, chăm sóc tôm nuôi của bà con nông dân vẫn được duy trì ổn định. Nhưng khó khăn là tôm tới thời kỳ thu hoạch đầu ra đang rất bí, tiêu thụ chậm do rất ít thương lái đi thu mua. Từ đó giá giảm mạnh, nhất là đối với tôm càng xanh.

Theo khung lịch thời vụ sản xuất tôm nước lợ của Sở NN-PTNT Kiên Giang, thời điểm tháng 8 là kết thúc vụ nuôi tôm - lúa, nông dân cần thu hoạch dứt điểm, để tận dụng nước mưa rửa mặn cho đất, chuẩn bị lấp lại vụ lúa. Trong  khi đó có hơn 98.000 ha nuôi theo mô hình tôm – lúa của tỉnh, có gần 26.700 ha tôm càng xanh, đang gặp khó cả khâu thu hoạch và tiêu thụ.

Vì tôm càng xanh thu hoạch phải tát cạn vuông và bắt thủ công nên cần đông nhân lực nhưng do thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách xã hội, không thể tập trung đông người. Hơn nữa, tôm càng xanh bắt xong phải chạy oxy, bán tôm sống nên rất khó vận chuyển đi tiêu thụ.

Hiện do tôm thu hoạch khó bán, giá thấp nên đa phần nông dân chọn giải pháp tiếp tục kéo dài thời gian nuôi, chỉ thu hoạch tỉa khi mật độ quá dày. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện do tôm thu hoạch khó bán, giá thấp nên đa phần nông dân chọn giải pháp tiếp tục kéo dài thời gian nuôi, chỉ thu hoạch tỉa khi mật độ quá dày. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện do tôm thu hoạch khó bán, giá thấp nên đa phần nông dân chọn giải pháp tiếp tục kéo dài thời gian nuôi, chỉ thu hoạch tỉa khi mật độ quá dày. Nông dân Nguyễn Văn Thể, ở xã Đông Hòa, huyện An Biên (Kiên Giang), có 3 ha tôm – lúa, đang duy trì cho tôm ăn hàng đêm chờ qua thời gian giãn cách. Theo anh Thể: Sau lứa tôm sú thả từ đầu vụ, tôi thả nối tiếp lứa tôm thẻ chân trắng. Hiện tôm đã đạt 60-70 con/kg, đúng ra là đã thu hoạch để chuẩn bị cho vụ lúa. Nhưng giờ giá rẻ quá, tôi chỉ bắt bớt để tôm không bị bệnh do mật độ dày và duy trì cho ăn để không mất sức. Hy vọng qua đợt giãn cách này, giá tôm sẽ bình ổn trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, hiện giá tôm nuôi đang thấp và khó tiêu thụ nên khuyến cáo nông dân cần tiếp tục chăm sóc, kéo dài thêm thời gian nuôi, chờ nhu cầu thị trường bình ổn trở lại. Riêng đối với tôm – lúa, do thời gian qua trời đã có mưa nhiều, tôm đã thích nghi với độ mặn giảm dần nên nông dân vẫn vữa giữ tôm vừa tranh thủ rửa mặn cho đất, để cho kịp mùa vụ xuống giống lúa tiếp theo.

Theo ông Toàn dự báo, nhu cầu tiêu thụ tôm thời gian tới sẽ tăng do nguồn cung bị thiếu hụt, nhiều nước sản xuất tôm bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên sẽ giảm sản lượng. Do đó, ngành nông nghiệp Kiên Giang khuyến cáo nông dân tiếp tục duy trì, đẩy mạnh việc thả nuôi tôm, nhất là nuôi công nghiệp theo hình thức 2-3 giai đoạn, ứng dụng công nghệ cao, để tăng sản lượng tôm nuôi. Phấn đấu sản lượng tôm nuôi của tỉnh năm 2021 thu hoạch đạt 105.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với kế hoạch được giao.   

Trong thời điểm khó khăn này, nhiều hộ nuôi tôm càng xanh áp dụng biên pháp tiết giảm chi phí cho tôm ăn các hộ nuôi đã tận dụng thức ăn có sẳn như khoai mì, khoai lang, cơm dừa khô hay bắp…cho tôm ăn giai đoạn cầm cự này. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong thời điểm khó khăn này, nhiều hộ nuôi tôm càng xanh áp dụng biên pháp tiết giảm chi phí cho tôm ăn các hộ nuôi đã tận dụng thức ăn có sẳn như khoai mì, khoai lang, cơm dừa khô hay bắp…cho tôm ăn giai đoạn cầm cự này. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn tại TP Cần Thơ và Đồng Tháp nhiều hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao cũng đang kéo dài thời gian nuôi bởi vì giá tôm hiện nay đang xuống thấp chỉ còn 160.000 -170.000 đồng/kg do bị ảnh hưởng dịch bệnh nên khó đầu ra. Trong khi đó mọi thứ đầu vào đều tăng, nhất là giá thức ăn cho tôm hiện nay đều tăng cao, nếu giá bán tôm như hiện nay thì nông dân không có lãi mà thậm chí thua lỗ.

Trong thời điểm này, để tiết giảm chi phí cho tôm ăn các hộ nuôi đã tận dụng thức ăn có sẳn như khoai mì, khoai lang, cơm dừa khô hay bắp…cho tôm ăn giai đoạn cầm cự thực hiện giãn cách xã hội và đợi cơ hội tốt sẽ thu hoạch tôm bán. Ông Lê Văn Phiêm, ở xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ  có 1 ha nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đang trong giai đoạn thu tỉa tôm bán, nhưng cả tháng qua do dịch bệnh Covid-19 không có thương lái đến thu mua. Vì vậy ông áp dụng giải pháp tiết kiệm cho tôm ăn thức ăn công nghiệp khoảng 30-50% và kết hợp với cho ăn dặm thêm các loại củ quả sẳn có tại địa phương. Đây là các loại cây trồng được nông dân trồng quanh bờ bao ao nuôi tôm.

Với giá bán tôm hiện nay khoảng 160.000 đồng/kg người nuôi lãi khá thấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với giá bán tôm hiện nay khoảng 160.000 đồng/kg người nuôi lãi khá thấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phiêm cho biết: trước đây thường tôm nuôi sau khoảng 6 tháng, người dân bắt đầu tuyển lựa những con tôm lớn trước để thu hoạch tỉa bán dần đến khi kết thúc vụ tôm mới ngưng với thời gian kéo dài trong khoảng 10 tháng. Cách làm này, không chỉ giúp nông dân có đồng tiền thường xuyên và có thể bán tôm được giá cao mà còn tận dụng hiệu quả được nguồn thức ăn trong ao nuôi, hạn chế tình trạng cạnh tranh về thức ăn giữa tôm lớn và tôm nhỏ.

Theo nhiều hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực tại xã Thạnh Mỹ, với diện tích ao nuôi khoảng 1ha, người dân có thể  thu hoạch đạt tổng sản lượng tôm từ 1-1,2 tấn. Trong các năm trước, nhờ tôm bán được giá cao lên đến 220.000-240.000 đồng/kg (loại 20 con kg), mỗi ha nuôi tôm càng xanh nông dân có thể đạt lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng/vụ nuôi.

Riêng năm nay giá tôm càng xanh có phần giảm thấp so mọi năm do dịch Covid-19, với giá tôm loại 20 con/kg hiện chỉ còn ở mức khoảng 160.000 đồng/kg. Dù vậy, các hộ nuôi tôm cho biết, bán mỗi ký tôm thương phẩm, người nuôi vẫn còn lời rất thấp và với phương thức thu tôm tỉa dần, bà con rất mong tình hình dịch Covid-19 sớm được khống chế để có cơ hội bán tôm được giá cao trong thời gian tới.

Xem thêm
Đã đến lúc mở rộng cửa nhập khẩu vàng nguyên liệu?

Trước tình hình giá vàng biến động không ngừng, người dân ngày càng khó mua được vàng thì áp lực tăng nguồn cung vàng ngày càng đè nặng lên Ngân hàng Nhà nước.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Bắt tay BigDutchman, Tập đoàn Hùng Nhơn hiện thực hóa tham vọng tỷ USD

Tập đoàn Big Dutchman và Tập đoàn Hùng Nhơn sẽ bắt tay hợp tác trong 12 dự án chăn nuôi gia cầm, gà đẻ và heo ở các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Độ nóng bất ngờ của căn phòng 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Căn hộ 3 phòng ngủ (có diện tích từ 95-145m2) tại Hanoi Melody Residences đang được khách hàng rất quan tâm xuống tiền ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng.