| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Thành lập hợp tác xã chuyên nuôi tôm càng xanh

Thứ Tư 04/11/2020 , 18:12 (GMT+7)

Việc thành lập HTX Tôm càng xanh Lộc Phát, nhằm giúp liên kết sản xuất, mang lại lợi ích cho các xã viên.

HTX Tôm càng xanh Lộc Phát ra đời nhằm tạo thương hiệu và từng bước nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

HTX Tôm càng xanh Lộc Phát ra đời nhằm tạo thương hiệu và từng bước nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Vừa qua, tại ấp Hòa Thành, xã Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Thuận, Kiên Giang đã diễn ra hội nghị thành lập hợp tác xã (HTX) tôm càng xanh Lộc Phát.

HTX Tôm càng xanh Lộc Phát, ra đời nhằm tạo thương hiệu và từng bước nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập… Hiện HTX có 13 thành viên, diện tích sản xuất 25 ha.

Tại buổi hội nghị, ông Trần Văn Tỷ, được các thành viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Tôm càng xanh Lộc Phát.

Ông tỷ cho biết, bước đầu HTX sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp đồng nhân công chăm sóc tôm càng xanh, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tôm càng xanh cho xã viên, dịch vụ xoay vòng vốn cho các thành viên có điều kiện phát triển kinh tế. Về lâu dài, sẽ thu hút thêm xã viên, tăng diện tích sản xuất, phát triển kinh tế tập thể, cung ứng dịch vụ vật tư đầu vào, con giống, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Vĩnh Thuận là huyện có nghề sản xuất tôm cành xanh từ lâu của tỉnh Kiên Giang, với sản lượng hàng ngàn tấn mỗi năm.

Ông Trịnh Tài Mon, Phó trưởng phòng NN-PTNT Vĩnh Thuận cho rằng, việc thành lập HTX Tôm càng xanh Lộc Phát, nhằm giúp liên kết sản xuất, mang lại lợi ích cho các xã viên. Cùng nhau làm ăn tập thể, bơm tát chung, cùng nhau chăm sóc, quản lý cộng đồng, giúp giảm chi phí sản xuất. Liên kết làm cùng mô hình, cùng quy trình sản xuất nên đẻm bảo chất lượng, đồng đều và có số lượng lớn, đáp ứng tốt nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Do đó, giải quyết đầu ra tốt hơn, giá bán cao hơn, tăng thu nhập.

Theo ông Phạm Thành Trăm, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang, Vĩnh Thuận phát triển ngành nuôi tôm từ lâu, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên, đến chưa có mô hình nào liên kết phát triển điển hình, làm ăn kinh tế tập thể hiệu quả.

Những năm qua, các hộ sản xuất tôm càng xanh ở đây chủ yếu nhỏ lẻ nên chi phí sản xuất cao, sản phẩm đầu ra khó khăn, giá cả bấp bênh, lợi nhuận thấp. Vì vậy, rất cần có sự hợp tác để cùng phát triển, tạo thành chuỗi giá trị bền vững.

Tại sự kiện này, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã hỗ trợ sản phẩm Bồ Đề - Mother Water phục vụ nuôi tôm và hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con xã viên sản xuất đạt hiệu quả.Bên cạnh đó, Công ty cổ phần CP Đại Thắng CP, đơn vị chuyên sản xuất tôm giống, nhập khẩu và phân phối men vi sinh, vitamin tổng hợp phục vụ nuôi tôm… cũng cam kết đồng hành cùng với hợp tác xã.

Thời gian tới, khi hợp tác xã ký kết hợp tác sản xuất với các công ty sẽ giúp cung ứng dịch vụ đầu vào như tôm giống, sản phẩm phục vụ nuôi tôm hiệu quả và tiêu thụ sản phẩm cho bà con xã viên.

    Tags:
Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tổng Giám đốc GrowMax Group được vinh danh 'Nhà lãnh đạo tiêu biểu ASEAN 2024'

Doanh nhân Mai Văn Hoàng, Tổng Giám đốc Tập đoàn GrowMax là người tiên phong xây dựng thương hiệu thức ăn tôm duy nhất của người Việt trên thị trường thức ăn tôm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm