| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm sinh học giúp nuôi tôm - lúa tăng giá trị 2-3 lần

Thứ Tư 14/04/2021 , 10:40 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi tôm, giúp giảm hơn 30% chi phí đầu tư, năng suất, lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần so với trước.

Hỗ trợ chuyển lúa sang tôm - lúa

Tại huyện An Biên (Kiên Giang), Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề (Thủy sản Bồ Đề) phối hợp với ngành chức năng tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”.

Sử dụng quy trình sinh học trong nuôi tôm giúp tăng năng suất, giá trị sản suất tăng cao hơn từ 3-5 lần so với trước. Ảnh: Trung Chánh.

Sử dụng quy trình sinh học trong nuôi tôm giúp tăng năng suất, giá trị sản suất tăng cao hơn từ 3-5 lần so với trước. Ảnh: Trung Chánh.

Hàng trăm nông dân đến từ các tỉnh ven biển ĐBSCL có nghề nuôi tôm nước lợ phát triển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang đã đến tham dự buổi tọa đàm, chia sẻ kết quả đã đạt được của đề án. Nhiều câu hỏi của nông dân liên quan đến quy trình nuôi tôm bằng công nghệ sinh học đã được các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp giải đáp.

Các đại biểu đã tham quan ruộng trình diễn của hộ  ông Nguyễn Văn Huyền, có diện tích 2 ha, là nông dân tham gia đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân tại địa phương. Mô hình sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề - Mother water do Thủy sản Bồ Đề sản xuất và phân phối. Tham gia đề án, nông dân được hỗ trợ 75% giá trị sản phẩm.

Ông Tô Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện An Biên cho biết, toàn huyện có diện tích đất lúa gần 27.300 ha, chủ yếu sản xuất lúa 2 vụ/năm. Do điều kiện sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, nhất là nguồn nước ngọt từ nước mưa là chính nên năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất không cao.

Những năm gần đây, An Biên đã tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Huyện đã chuyển dịch hơn 20.000 ha từ sản suất lúa 2 vụ kém hiệu quả sang luân canh 1 vụ tôm - 1 vụ lúa (mô hình tôm - lúa). Nhờ đó, giá trị sản suất tăng cao hơn từ 3-5 lần so với trước đây.

Phong trào chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang kết hợp tôm - lúa giúp nông dân thu nhập ngày càng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phong trào chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang kết hợp tôm - lúa giúp nông dân thu nhập ngày càng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thực hiện thí điểm đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”, huyện đã phối hợp cùng với Thủy sản Bồ Đề chuyển giao tiến bộ sản phẩm sinh học Bồ Đề - Mother water tại địa phương.

Sau 3 tháng tháng triển khai, ứng dụng thực tiễn trên đồng ruộng, đã mang lại kết quả rất khả quan, chất lượng đất, môi trường nước trong các ao nuôi được cải thiện rõ rệt, tôm sinh trưởng, phát triển nhanh.

Ông Huỳnh Công Thân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Biên cho biết, thực hiện theo đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”, Thủy sản Bồ Đề đã triển khai tập huấn tại 7 xã trên địa bàn huyện, được 8 lớp, có 612 cán bộ hội viên, nông dân tham dự.

Bên cạnh đó, mỗi nông dân tham dự còn được công ty hỗ trợ 10 lít sản phẩm Bồ Đề - Mother water để sử dụng trong quá trình nuôi tôm.

Thông qua đề án, công ty còn hỗ trợ cho 40 hộ dân tham gia thực hiện mô hình điểm để so sánh, mỗi hộ thực hiện diện tích 1 ha, thực hiện theo đúng theo quy trình sinh học Bồ Đề - Mother water. Mỗi xã chọn từ 3 - 5 hộ làm điểm trình diễn, mỗi ha sử dụng 90 lít sản phẩm sinh học Bồ Đề/ha/vụ nuôi.

 Ngoài ra, trong chương trình “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”, Thủy sản Bồ Đề đã bán trợ giá cho nông dân tham gia, với mức giảm đến 75% so với giá niêm yết. Hiện nay, đã giao sản phẩm cho bà con sử dụng đúng quy trình được 105 ha.

Sử dụng sản phẩm sinh học giúp nuôi tôm khỏe, năng suất, chất lượng cao và bảo vệ môi trường. Ảnh: Minh Đãm.

Sử dụng sản phẩm sinh học giúp nuôi tôm khỏe, năng suất, chất lượng cao và bảo vệ môi trường. Ảnh: Minh Đãm.

Tổng số tiền mà Thủy sản Bồ Đề đã hỗ trợ cho hội viên nông dân huyện An Biên thông qua việc tặng sản phẩm và bán trợ giá là trên 2,5 tỷ đồng. 

Sau gần 3 tháng triển khai, người dân trực tiếp sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother water để xử lý môi trường nước nuôi tôm, kết quả đạt được hết sức khả quan. Sau khi sử dụng từ 3 - 5 ngày, giúp ổn định và cân bằng độ pH, độ kiềm ổn định, gây màu nước, tạo oxy đáy ao, giảm khí độc….

Tại các hộ thực hiện thí điểm đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”, việc ứng dụng theo quy trình sản phẩm sinh học Bồ Đề - Mother water giúp xử lý môi trường, bổ sung các loại khoáng chất dưới dạng hữu cơ sinh học cho tôm, giảm chi phí đầu tư khoảng 30% trở lên. Đặc biệt là sử dụng quy trình sinh học Bồ Đề không cần không sử dụng các loại hóa chất khác. 300-400KG/HA, TTOM LUA, 1 tan, an bien

“Trước đây, nuôi tôm - lúa đơn thuần năng suất tôm thường chỉ đạt khoảng 300-400 kg/ha. Trong khi đó, một số mô hình sử dụng sản phẩm sinh học đã giúp tăng năng suất tôm lên tới 1 tấn/ha.

Đã có một số hộ thu hoạch tôm năng suất, lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần so với trước đây. Tham gia thực hiện đề án đã giúp bà con nông dân thay đổi được tư duy, chuyển đổi từ lối canh tác truyền thống sang sản xuất hiện đại, với việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tạo ra sự đột phá về năng suất và chất lượng.

Sử dụng sản phẩm sinh học vừa an toàn, tạo màu nước tốt tốt, các chỉ số môi trường đều đạt theo yêu cầu, giúp tôm nuôi phát triển nhanh.

Đây chính là tiền đề để nông dân tham gia vào quá trình liên kết chuỗi tôm - lúa hữu cơ bền vững tại địa phương”, ông Huỳnh Công Thân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Biên đánh giá.

Xây dựng thương hiệu tôm - lúa hữu cơ

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề, bà Nguyễn Thị Hằng, cho biết: Việc tổ chức tọa đàm nhằm đánh giá hiệu quả, tính thiết thực, tính phù hợp và đặc biệt là hiệu quả kinh tế của đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" khi áp dụng vào thực tiễn tại địa phương.

Trong đó có hai yếu tố cơ bản là chuyển giao bộ quy trình công nghệ sinh học Bồ Đề vào nuôi tôm và sản phẩm cải tạo môi trường nuôi Mother water.

Qua tham quan thực tế mô hình sử dụng quy trình sinh học Bồ Đề - Mother water, các đại biểu đánh giá hiệu quả rõ rệt về cải thiện môi trường. Tình trạng ngộ độc hóa học, ngộ độc phèn đã được cải thiện rõ rệt. Hệ vi sinh vật, sinh vật có lợi tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm phát triển mạnh. Tôm nuôi phát triển nhanh, năng suất tăng lên rõ rệt.

Sử dụng quy trình sinh học đúng khuyến cáo không cần sử dụng kháng sinh hóa chất nhưng tôm vẫn phát triển tốt, đảm bảo năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Sử dụng quy trình sinh học đúng khuyến cáo không cần sử dụng kháng sinh hóa chất nhưng tôm vẫn phát triển tốt, đảm bảo năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thanh Hằng đã kiến nghị tăng cường hợp tác giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp thành lập tổ công tác chuyên đề để giám sát đánh giá hiệu quả của mô hình.

Đồng thời, nghiên cứu phương án phối hợp với doanh nghiệp để thành lập hợp tác xã tôm - lúa hữu cơ, nhằm mục đích tạo ra cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. Tạo ra vùng nguyên liệu lớn có chất lượng cao, đồng đều, tiến tới mục tiêu xây dựng thương hiệu tôm - lúa hữu cơ cho địa phương, nâng cao giá trị hàng hóa và nâng cao thu nhập cho người nông dân.  

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Để phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai nhiều mô hình để nông dân thực hiện hiệu quả. Cụ thể như mô hình tôm - lúa, tôm - rừng, mô hình nuôi tôm 4.0 tuần hoàn khép kín, tiết kiệm nguồn nước và không gây ô nhiễm môi trường.

Trong đó, có mô hình được đánh giá là thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đó là luân canh 1 vụ tôm - 1 vụ lúa. Hiện nay, nông dân còn sáng tạo xen canh thêm vụ tôm càng xanh, thành 2 vụ tôm - 1 vụ lúa. Mô hình này hỗ trợ cho nhau rất tốt, tạo ra hệ sinh thái bền vững.

"Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm đang phát triển mạnh. Chúng ta cần phải biết chớp thời, giúp nông dân thay đổi thói quen sản xuất bằng việc từ bỏ kháng sinh, hóa chất chuyển sang ứng dụng công nghệ sinh học.

Nếu người dân sử dụng đúng quy trình theo khuyến cáo thì không cần sử dụng kháng sinh hóa chất nhưng tôm vẫn phát triển tốt, đảm bảo năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường", ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia khuyến cáo.

Xem thêm
Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.