| Hotline: 0983.970.780

Nhiều loại thủy sản ở Đồng Tháp giảm giá, nông dân không có lãi

Thứ Năm 14/09/2017 , 09:35 (GMT+7)

Nhiều nông dân buồn bã khim các loại thủy sản sau thu hoạch giá bán giả. Giá cá sặc rằn có kích cỡ từ 5 - 8 con/kg thương lái mua tại ao giá từ 25.000 - 48.000 đồng...

13-30-06_thu_hoch_c_o_tn
Thu hoạch cá lóc

Ông Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng trạm Thủy sản vùng số 2, phụ trách huyện Tam Nông và Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho biết, nông dân huyện Tam Nông hiện đang tận dụng diện tích mặt nước ao hầm, lồng bè, ruộng lúa bị nước lũ ngập tràn để nuôi thủy sản, với gần 1.000ha.

Trong đó, có 10 hộ thả nuôi 23,3ha tôm càng xanh, nhiều hộ nuôi trên 388ha cá tra, 20ha nuôi cá lóc và hơn 87ha nuôi cá rô đồng, rô phi, sặc rằn, cá hường, cá trê các loại và 1.440 hồ xi măng, bể lót bạt, mùng lưới cước (vèo) nuôi lươn, ếch các loại. Trong đó, có 1.929 vèo nuôi 19.290.000 con ếch.

Tính đến ngày 12/9, nông dân huyện Tam Nông đã thu hoạch trên 160ha cá tra được 55.162 tấn, thu gần 15ha cá lóc được 1.787 tấn, thu 948 vèo được hơn 1.232 tấn ếch thương phẩm và thu 622 bồn lươn được trên 105 tấn, thu hơn 21ha tôm càng xanh được trên 30 tấn…

Nhiều nông dân buồn bã khi các loại thủy sản sau thu hoạch giá bán giảm. Giá cá sặc rằn có kích cỡ từ 5 - 8 con/kg thương lái mua tại ao giá từ 25.000 - 48.000 đồng. Giá cá thát lát từ 40.000 - 42.000 đồng/kg (loại dưới 500g). Giá lươn kích cỡ 200g/con bán từ 125.000 - 135.000 đồng/kg (giảm 10.000 - 15.000 đồng/kg)…

Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ và xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, cứ đầu tư trên dưới 4kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc thương phẩm. Tuy mấy ngày nay giá cá lóc có tăng lên từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, với giá dao động ở mức 32.000 đồng/kg cá lóc loại 1 và từ 27.000 - 30.000 đồng/kg cá lóc loại 2 nhưng với giá bán đó, người nuôi vẫn còn lỗ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg; nếu sản lượng cá lóc tăng thì người nuôi hòa vốn chứ chưa có lãi.

Với hai ao rộng 500m2 phía sau nhà, anh Lê Văn Sơn ở xã Phú Thành A đã thả nuôi hơn 15.000 con cá lóc giống đầu nhím. Sau hơn 4 tháng chăm sóc, anh Sơn cho tát ao và thu được sản lượng gần 5 tấn, bán giá 30.000 đồng/kg, thu gần 150 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư, anh Sơn hòa vốn và lỗ công chăm sóc.

Ông Lê Hoàng Dũng ở xã Hòa Bình, huyện Tam Nông cho biết gia đình đang nuôi 60 cặp ếch bố mẹ và 12.000 con ếch lứa 45 ngày tuổi (khoảng 6 con/kg). Hiện ếch có kích cỡ từ 3 - 5 con/kg, bán 24.000 - 26.000 đồng/kg; còn ếch 1kg từ 10 con trở lên, giá bán dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg. Khi bán người nuôi lỗ từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm