| Hotline: 0983.970.780

Những hình ảnh 'săn' cá linh mùa lũ đẹp miền Tây, kiếm tiền triệu/ngày

Thứ Sáu 01/09/2017 , 19:33 (GMT+7)

Nước lũ đầu nguồn ở miền Tây đã về cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non, nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ. Nhờ nước lũ mà nhiều hộ gia đình “săn cá linh” thu hàng triệu mỗi ngày.  

15-35-58_nh_1
Vào thời điểm này nước lũ đã lên đồng, hầu hết các hộ ở vùng lũ Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ đã sẵn sàng sắm xuồng, lưới, câu… để đánh bắt thủy sản. Trong đó loài cá linh vẫn là loài cho sản lượng lớn và có thu nhập cao.
15-35-58_nh_2
Ngư dân huyện An Phú – An Giang đánh bắt cá linh đầu mùa bằng dụng cụ lưới đáy ở nơi nước chảy xiết có thể bắt từ 1-2 tấn cá linh non mỗi ngày.
15-35-58_nh_3
Ngoài lưới đáy, phương tiện thông dụng nhất để đánh bắt cá linh là dớn hay đú, loại lưới cước có chiều dài từ 100-150m được đặt trên những cánh đồng ruộng trong mùa lũ. Loại dụng cụ này có thể sử dụng 2-3 mùa lũ.
15-35-58_nh_4
Những cái dớn được đặt san sát với nhau trên những cách đồng ngập nước lũ từ 2-3m để đánh bắt cá linh.
15-35-58_nh_5
Đối với những hộ gia đình không đủ điều kiện sắm lưới đáy hay dớn họ tự trang bị những tay lưới, câu với chiếc xuồng “đuôi tôm” có thể hành nghề mưu sinh trong mùa lũ.
15-35-58_nh_6
Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu, ở Hồng Ngự - Đồng Tháp có hơn 15 năm trong nghề đặt dớn cá linh, ông nói: Cá linh đầu mùa có giá từ 140.000 -150.000 đ/kg, năm nay cá linh về nhiều nên tranh thủ đánh bắt một ngày đêm cũng hơn 250kg cá linh, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng.
15-35-58_nh_7
Đây cũng là loại cá đặc sản được thiên nhiên ban tặng, một năm xuất hiện một lần vào mùa lũ, đã giúp nhiều nông dân nơi đây tăng nguồn thu nhập.
15-35-58_nh_8
Anh Nguyễn Văn Cội, ở xã Khánh An, huyện An Phú – An Giang, chuyên đánh bắt cá linh non cho biết: “Năm nào lũ về gia đình qua Campuchia thuê đất để đặt lú cá linh. Bình quân một ngày anh có 40 miệng lú, bắt hơn 100 kg cá linh non, bán với giá 140.000 đ/kg cho thương lái, trừ chi phí còn lời 10 triệu đồng.
15-35-58_nh_9
Cá linh mang nguồn lợi rất lớn trong mùa lũ, nên ai cũng tập trung đầu tư ngư cụ để khai thác loài cá này
15-35-58_nh_10
Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm lâu năm, cho rằng: “cá linh giá cao nhất vào đầu mùa vì cá còn nhỏ hơn ngón tay út, ăn rất ngon có thể chế biến nhiều món ăn như kho lạt với me, nấu canh chua bông điên điển, chiến với bột hoặc làm chả cá linh… rất tuyệt vời”.
15-35-58_nh_11
Ngược lại cá linh càng lớn giá càng thấp chỉ giao động 30.000 – 45.000 đ/kg.
15-35-58_nh_12
Cá linh non còn sống bán tại chợ 140.000 đ/kg, cá linh móc ruột giá 160.000 đ/kg, còn vào nhà hàng giá từ 180.000 -200.000 đ/kg.
15-35-58_nh_13
Thông thường cá linh được đánh bắt về cá còn sống, để vận chuyển đi xa về TP.HCM hay các tỉnh ĐBSCL bán phải có oxi cá mới tươi sống bán có giá cao.
15-35-58_nh_14
Đem cá giao cho bạn hàng ở khu vực.
15-35-58_nh_15
Bên cạnh đó ngư dân đánh bắt được cá linh loại lớn khoảng 2 ngón tay, tranh thủ ủ làm nước mắm.
15-35-58_nh_16
Xuồng câu của ngư dân vùng lũ sau những chuyến lên đên trên sông nước, sau một ngày lao động vất vả cập bến mang cá, tôm, cua đến các chợ để bán.
15-35-58_nh_17
Anh Lê Tấn Thủ, thương lái thu mua cá linh ở chợ xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, cho biết: “hơn tuần nay mỗi ngày anh mua 1 tấn cá linh non và nhiều loại tôm, cua, rắn rùa…để cung cấp cho thị trường TP.HCM.
15-35-58_nh_18
Niềm vui của ngư dân được mùa cá linh.
15-35-58_nh_19
Theo nhiều ngư dân sống ở vùng lũ, cho rằng: cá linh là loại cá của thiên nhiên ban tặng mỗi năm xuất hiện một lần từ tháng 7 đến tháng 11. Hiện nay chưa ai nhân tạo hoặc nuôi được loại cá này.

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Giao thông ùn tắc, người dân chen nhau rời Hà Nội nghỉ lễ

Cuối giờ chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người về quê tăng đột biến. Các phương tiện phải xếp hàng dài nhích từng chút một hướng về cửa ngõ phía Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm