| Hotline: 0983.970.780

Nhộn nhịp chợ Tết của người dân vùng sông nước miền Tây

Thứ Bảy 21/01/2023 , 10:15 (GMT+7)

ĐBSCL Chợ Tết miền Tây, một trong những “đặc sản” nổi bật của người dân vùng sông nước mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh nhộn nhịp của chợ Tết luôn đẹp ở vùng quê.

Với người dân vùng sông nước, chợ Tết miền Tây chính là dịp để mua sắm đồ Tết cho gia đình và người thân, cho mâm cơm và tiệc đãi khách ngày xuân. Đó còn là văn hóa, phong tục từ xa xưa được ông bà truyền lại cho con cháu.

Với người dân vùng sông nước, chợ Tết miền Tây chính là dịp để mua sắm đồ Tết cho gia đình và người thân, cho mâm cơm và tiệc đãi khách ngày xuân. Đó còn là văn hóa, phong tục từ xa xưa được ông bà truyền lại cho con cháu.

Càng cận Tết, không khí chợ Tết ở miền Tây sôi nổi, nhộn nhịp hơn bao giờ hết và có những điểm rất riêng không nơi nào có được. Người dân vất vả quanh năm, nên xem ngày Tết là dịp để nghỉ ngơi, tri ân ông bà, tổ tiên và xóm làng.

Càng cận Tết, không khí chợ Tết ở miền Tây sôi nổi, nhộn nhịp hơn bao giờ hết và có những điểm rất riêng không nơi nào có được. Người dân vất vả quanh năm, nên xem ngày Tết là dịp để nghỉ ngơi, tri ân ông bà, tổ tiên và xóm làng.

Từ trung tuần tháng Chạp trở đi là người dân miền Tây chuẩn bị ăn Tết. Mặc dù là chợ quê, đời sống người dân lam lũ nhưng mỗi người vẫn không quên đi chợ mua sắm trong những ngày cuối năm để đón Tết Nguyên đán theo truyền thống.

Từ trung tuần tháng Chạp trở đi là người dân miền Tây chuẩn bị ăn Tết. Mặc dù là chợ quê, đời sống người dân lam lũ nhưng mỗi người vẫn không quên đi chợ mua sắm trong những ngày cuối năm để đón Tết Nguyên đán theo truyền thống.

Có dịp hòa vào nhịp sống vùng đồng bằng châu thổ, sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị về cách ăn Tết của người dân miền Tây.

Có dịp hòa vào nhịp sống vùng đồng bằng châu thổ, sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị về cách ăn Tết của người dân miền Tây.

Với nhiều người miền Tây, chợ Tết là điểm đến để thưởng lãm, để sắm Tết cho không gian gia đình, cho mâm cơm và tiệc đãi khách ngày xuân. Đó còn là văn hóa, phong tục từ xa xưa được ông bà truyền lại cho con cháu.

Với nhiều người miền Tây, chợ Tết là điểm đến để thưởng lãm, để sắm Tết cho không gian gia đình, cho mâm cơm và tiệc đãi khách ngày xuân. Đó còn là văn hóa, phong tục từ xa xưa được ông bà truyền lại cho con cháu.

Ngày nay, đô thị hóa nhanh, dịch vụ, hàng hóa đa dạng nên việc mua, bán dễ dàng hơn. Nhưng chợ Tết ở miền Tây vẫn được duy trì như hồn cốt ở vùng sông nước, ai đi đâu về đâu cũng nhớ đến chợ Tết.

Ngày nay, đô thị hóa nhanh, dịch vụ, hàng hóa đa dạng nên việc mua, bán dễ dàng hơn. Nhưng chợ Tết ở miền Tây vẫn được duy trì như hồn cốt ở vùng sông nước, ai đi đâu về đâu cũng nhớ đến chợ Tết.

Không khí chợ Tết ở miền Tây Nam Bộ sôi nổi, nhộn nhịp hơn bao giờ hết và có những điểm rất riêng không nơi nào có được. 

Không khí chợ Tết ở miền Tây Nam Bộ sôi nổi, nhộn nhịp hơn bao giờ hết và có những điểm rất riêng không nơi nào có được. 

Đáp ứng nhu cầu đó, chợ Tết bán đủ thứ. Ngày Tết, chợ cũ mở rộng, nơi bến sông, dọc đường, quanh khu dân cư mọc thêm nhiều chợ mới. Tất cả đều xôn xao, tấp nập người mua kẻ bán, mặt hàng nào cũng hút khách.

Đáp ứng nhu cầu đó, chợ Tết bán đủ thứ. Ngày Tết, chợ cũ mở rộng, nơi bến sông, dọc đường, quanh khu dân cư mọc thêm nhiều chợ mới. Tất cả đều xôn xao, tấp nập người mua kẻ bán, mặt hàng nào cũng hút khách.

Chợ Tết bắt đầu từ ngày 23 âm lịch khi cúng ông Công ông Táo, kéo dài đến tận chiều 30 Tết (nhộn nhịp nhất là phiên chợ từ ngày 28 đến trưa 30 Tết). Chợ bán theo nhu cầu mua sắm trong quan niệm của người phương Nam nên hầu hết hàng hóa đều có 2 màu chủ đạo được cho là may mắn là vàng và đỏ. Hoa nhiều nhất là cúc, vạn thọ, các loại trái cây như dưa hấu, quýt, bưởi, bánh mứt.

Chợ Tết bắt đầu từ ngày 23 âm lịch khi cúng ông Công ông Táo, kéo dài đến tận chiều 30 Tết (nhộn nhịp nhất là phiên chợ từ ngày 28 đến trưa 30 Tết). Chợ bán theo nhu cầu mua sắm trong quan niệm của người phương Nam nên hầu hết hàng hóa đều có 2 màu chủ đạo được cho là may mắn là vàng và đỏ. Hoa nhiều nhất là cúc, vạn thọ, các loại trái cây như dưa hấu, quýt, bưởi, bánh mứt.

Nổi bật nhất là chợ hoa, chợ trái cây 'trên bến dưới thuyền' nhóm họp một lần vào khoảng thời gian hai tuần trước Tết Nguyên đán. Hoa quả đủ chủng loại từ các làng trồng hoa đua nhau về chợ Tết trên những chiếc ghe xuồng làm nên nét đặc trưng của chợ Tết quê, nơi họp mặt của những vật phẩm dân dã, cây nhà lá vườn.

Nổi bật nhất là chợ hoa, chợ trái cây “trên bến dưới thuyền” nhóm họp một lần vào khoảng thời gian hai tuần trước Tết Nguyên đán. Hoa quả đủ chủng loại từ các làng trồng hoa đua nhau về chợ Tết trên những chiếc ghe xuồng làm nên nét đặc trưng của chợ Tết quê, nơi họp mặt của những vật phẩm dân dã, cây nhà lá vườn.

Dù giàu hay nghèo, sang trọng hay khốn khó cũng đều cố gắng lo được cái Tết tươm tất nhất trong khả năng của mình.

Dù giàu hay nghèo, sang trọng hay khốn khó cũng đều cố gắng lo được cái Tết tươm tất nhất trong khả năng của mình.

Người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm, mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải chỉ để 'có cái ăn', mà đó là thói quen, phong tục đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm, mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải chỉ để “có cái ăn”, mà đó là thói quen, phong tục đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Xem thêm
Hà Giang có 10 Sở thực hiện hợp nhất

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh này.

Bắc Kạn sẽ xóa hơn 3.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025, tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu hỗ trợ người dân xóa 3.173 nhà tạm, nhà dột nát, tổng nguồn vốn thực hiện hơn 152 tỷ đồng.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.