| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 23/12/2020 , 10:41 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 10:41 - 23/12/2020

Những cái chết tức tưởi nhưng lặng lẽ

Con số được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra làm dư luận phải giật mình: hàng năm ở nước ta có hơn 2000 trẻ em chết vì đuối nước.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Tại cuộc hội thảo “Tăng cường các giải pháp chỉ đạo trong công tác tuyên truyền phòng chống đuối nước ở trẻ em” do Ban Tuyên giáo TW phối hợp với các ban, ngành, tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 19/12 mới đây, một con số được Cục trưởng Cục Trẻ em thuộc bộ LĐ-TB&XH đưa ra làm dư luận phải giật mình: hàng năm ở nước ta có hơn 2.000 trẻ em chết vì đuối nước.

Hơn 2.000 trẻ em? Số nhân mạng đó có thể ngồi chật 7 chiếc Boeing 777. Thế nhưng nếu chỉ 1 chiếc máy bay đó rơi, thì cả thế giới lập tức chấn động. Đại dịch Covid-19 tràn đến, cả nước ta có hơn 1.400 ca mắc, và mới chỉ có dăm người chết. Nhưng mỗi buổi sáng, thấy VTV1 thông báo có thêm một vài người mắc, cũng khiến cả xã hội căng thẳng, lo âu. Và chỉ cần 1 người chết vì Covid-19 thôi, là cả xã hội đã xôn xao lên rồi. Nhưng với những vụ đuối nước của các cháu, thì lại rất ít được dư luận xã hội quan tâm, nếu không nói là thờ ơ. Giở bất cứ một tờ báo nào, nếu thấy những thông tin về trẻ em đuối nước, thường người ta chỉ đọc lướt qua.

Cơ chế gây nên cái chết do đuối nước là con người bị nước tràn vào phổi bịt kín đường thở. Vì vậy người ta thường ví đuối nước chính là trường hợp treo cổ dưới nước. Đó là những cái chết tức tưởi nhưng rất lặng lẽ, xảy ra rất nhanh, chỉ 5 đến 6 phút, và thường xảy ra ở những chỗ vắng vẻ, nên sự phát hiện thường không kịp thời, khi biết thì tất cả đã muộn.

Việc trẻ bị đuối nước xảy ra ở khắp nơi: trên biển, trên sông, trên đầm trên hồ trên ao, trên giếng, trên những cái hố sâu do những đơn vị thi công tạo ra trong quá trình thì công công trình rồi không lắp biển cảnh báo, chết trong các đợt thiên tai, lũ lụt…, tóm lại, hễ nơi nào có nước là nơi đó có thể xảy ra đuối nước.

“Trẻ em như búp trên cành (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh)”, chính vì thế mà những cái chết của các cháu gây nên nỗi đau cho bố mẹ và người thân lớn gấp nhiều lần những cái chết của người lớn. Đuối nước xảy ra nhiều nhất vào mùa hè, khi các cháu được nghỉ hè. Trẻ con vốn hiếu động. Nghỉ hè, các cháu giống như những “con chim được sổ lồng”, chỉ cần người lớn lơ là một chút là tai nạn xảy ra.

Việc phòng chống đuối nước cho trẻ em đã được nhiều cấp, nhiều ngành đặt ra. Nhưng đó mới chỉ là tuyên truyền, vận động, chứ chưa hề có một văn bản quy phạm pháp luật nào có sức chế tài đối với những địa phương có trẻ em đuối nước. Đã đến lúc cần mạnh tay với vấn đề này. Tốt hơn hết là Bộ GD&ĐT cần có quy định bắt buộc các trường ở bậc phổ thông phải có bể bơi hoặc điểm bơi, và phải đưa học bơi vào chương trình học. Nếu thiếu kinh phí để xây bể bơi thì có thể xã hội hóa. Sẽ không có một bậc phụ huynh nào tiếc tiền cho con đi học bơi, vì tính mạng con người là tất cả.

Hãy phòng chống đuối nước như phòng chống Covid-19.

    Tags:

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm