| Hotline: 0983.970.780

Những công trình lịch sử bị tàn phá trên thế giới: Palmyra - Thánh địa của Syria bị tàn phá dưới tay IS

Thứ Hai 22/04/2019 , 08:29 (GMT+7)

Vô số công trình có giá trị nghệ thuật và lịch sử từng bị phá hủy dưới tác động của thảm họa thiên nhiên, do chiến tranh hay sự bất cẩn của con người.

11-47-01_1
IS để lại dấu tích tại một công trình cổ của thành phố Palmyra. (Ảnh: Reuters).

Thành phố Palmyra, Syria, đã tồn tại suốt hàng thập kỷ như một tượng đài của nền văn minh cổ đại, điểm dừng chân của những đoàn lữ hành trên Con đường Tơ lụa và là thủ đô của đế chế Nữ hoàng Zenobia.

Tàn tích được bảo tồn tỉ mỉ Greco-Roman của Palmyra đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, biến nó trở thành điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Trung Đông, một thánh địa cho các nhà khảo cổ và sử gia, theo Fox News.

Thành phố đã bị Nhà nước Hồi giáo (IS) phá hủy. Không những thế, chúng còn bán những cổ vật và tác phẩm nghệ thuật vô giá của Palmyra trên thị trường chợ đen để thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Giờ đây, dù IS đã bị tiêu diệt ở Iraq và Syria, những thiệt hại chúng gây ra với Palmyra nói riêng và các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử của Trung Đông khó có thể được phục hồi.

Trước khi IS xâm chiếm, thành phố Palmyra giống như một khu bảo tồn cổ nằm sâu trong sa mạc phía nam Syria. Đây là địa điểm hàng đầu để nghiên cứu các nền văn hóa Hy Lạp, Ba Tư, La Mã và Hồi giáo cổ đại, từ những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất. Palmyra cũng là thánh địa thiêng liêng của những người cầu nguyện với Đền thờ Baalshamin và tu viện cổ xưa Mar Elian dành cho các Kitô hữu Chính thống Đông phương.

IS từng hai lần kiểm soát Palmyra và cả hai lần đều tàn phá nặng nề lịch sử nơi đây. Lần đầu tiên là vào năm 2015, IS tiến hành các cuộc hành quyết binh sĩ Syria tại nhà thờ cổ Roman và phá hủy hàng loạt cổ vật vô giá, chặt đầu những bức tượng cổ.

Abu Mohammed, một người dân bản địa Palmyra, nghiên cứu khảo cổ học tại Italy vào đầu những năm 1980, đã được IS yêu cầu gia nhập nhóm sau khi chúng lần đầu chiếm thành phố. Vì thiếu tiền, Mohammed đồng ý.

“Tôi đã làm việc ở Palmyra 18 năm. Đó là lý do vì sao chúng yêu cầu tôi gia nhập tổ chức, đào bới và tìm tòi”, Mohammed, 55 tuổi, cho biết. “IS kiếm được rất nhiều tiền từ việc cướp bóc, buôn bán cổ vật. Đây là nguồn thu nhập lớn nhất sau dầu mỏ”.

Mohammed bị ép ký một hợp đồng với văn phòng al-Rikaz của IS, nơi chịu trách nhiệm về tài chính và buôn bán cổ vật, cam kết không bán bất kỳ cổ vật nào ngoài phạm vi quyền hạn của họ. Ông làm việc với một đội 6 nhà khảo cổ khác, khai quật các tác phẩm điêu khắc bằng đồng và đá cùng đồ trang sức giá trị. Chúng sau đó được chuyển tới một kho bí mật ở Raqqa và bán lại trên chợ đen.

“Thu nhập của tôi khá ổn. IS đối xử với tôi tốt và tôi làm việc cho họ hai năm”, Mohammed cho hay.

Quân đội Syria chiếm lại Palmyra vào tháng 3/2016, đến tháng 12, IS tiếp tục giành quyền kiểm soát thành phố. Đến đầu tháng 3/2017, Palmyra lại trở về tay lực lượng vũ trang Syria nhưng với vô số bãi mìn và bẫy do IS giăng ra.

Mohammed ước tính IS đã phá hủy khoảng 15% số cổ vật tại Palmyra, hầu hết để thực hiện các video tuyên truyền, trong đó, những tay súng IS thẳng tay ném, đập phá các cổ vật. “Khi tôi xem các video như thế, tôi mất ngủ nhiều đêm liền”, ông nói.

11-47-01_2
Đống đổ nát còn lại của Palmyra sau khi bị IS chiếm đóng. (Ảnh: Fox News).

Những cổ vật không bị phá hủy được IS tuồn ra thị trường và đi khắp thế giới, không chỉ thông qua Thổ Nhĩ Kỳ mà còn cả Jordan và Lebanon.

Mohammed trốn khỏi Syria vào tháng 4/2017 và hiện điều hành một cơ sở buôn bán cổ vật tại Thổ Nhĩ Kỳ. “Tôi có người buôn lậu từ những khu vực khác nhau qua biên giới cho tôi”, ông kể. “Khi tôi bỏ trốn, tôi cũng mang theo không ít cổ vật”, ông kể.

Theo Mohammed, công việc kinh doanh hiện không tốt như xưa bởi chợ đen đã tràn ngập các cổ vật từ Syria nhưng ông vẫn kiếm sống tốt nhờ bán những vật phẩm nhỏ, chủ yếu cho khách hàng từ Đức, Italy và thế giới Arab. Ông bán hàng nhờ truyền miệng. Ban đầu Mohammed sẽ gửi ảnh cổ vật cho khách hàng, nếu đồng ý mua, khách sẽ trả nửa số tiền, số còn lại được thanh toán nốt khi hai bên gặp nhau để giao dịch.

“Tôi giữ tiền trong ngân hàng trong các tài khoản khác nhau hoặc đổi chúng thành vàng”, Mohammed cho biết và thêm rằng ông “không thấy tội lỗi gì” khi buôn bán các báu vật khảo cổ. “Tôi gửi những cổ vật đó ra thế giới, nếu không chúng vẫn sẽ bị hủy hoại bởi chiến tranh”, ông quả quyết.

Daham Alasaad, người dân bản địa Palmyra từng làm hướng dẫn viên du lịch, quan sát những vật phaarm Mohammed bán, trong đó có một bức tượng thần Hercules cổ. Ông xác nhận chúng đều là thật.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.