| Hotline: 0983.970.780

Những cuộc cách mạng về chính sách trên quê hương ‘khoán hộ’

Thứ Năm 16/12/2021 , 14:51 (GMT+7)

Ngay khi tái lập năm 1997, Vĩnh Phúc đã luôn quan tâm và có nhiều cơ chế, chính sách cụ thể mang tính tiên phong trong cả nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan thăm mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Hoàng Anh.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan thăm mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Hoàng Anh.

Những cuộc cách mạng về chính sách

Có thể nói, sau 25 năm tái lập tỉnh, Nghị quyết số 10 đã mở màn cho chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001- 2005 của tỉnh Vĩnh Phúc.

Nghị quyết 10 đã tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Chính sách miễn 100% thủy lợi phí vụ Đông, giảm 50% thủy lợi phí vụ Chiêm và vụ Mùa cũng được ra đời từ đây.

Năm 2005, lần đầu tiên năng suất lúa của Vĩnh Phúc vượt 50 tạ/ha và là một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc về sản xuất 3 vụ ổn định trong năm, trong đó vụ Đông là vụ sản xuất hàng hóa.

Từ thực tế, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhận thấy, sản xuất nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, bất cập, bình quân ruộng đất thấp, nền sản xuất manh mún, lạc hậu, định hướng thị trường nông sản yếu, chất lượng hàng hóa thấp và thiếu sức cạnh tranh.

Năm 2006, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành một nghị quyết mang tính toàn diện hơn, đề cập và giải quyết đồng bộ các vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân Vĩnh Phúc. Nghị quyết 03 (NQ 03) ra đời với phương châm chủ đạo: Giảm đóng góp của nông dân, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống, thu nhập của nông dân.

Vĩnh Phúc trở thành địa phương đi đầu trong cả nước đề cập đến ba lĩnh vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn một cách đồng bộ. Dù đi trước Nghị quyết 26 của Trung ương về ‘Tam nông’ nhưng nội dung NQ 03 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cơ bản phù hợp với nội dung Nghị quyết 26 của Trung ương, khẳng định nông dân là chủ thể, xây dựng NTM là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then chốt; đồng thời tăng thu ngân sách để tái đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn.

Sau dồn thửa đổi ruộng, các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch được áp dụng cơ giới hóa, giúp giảm chi phí, giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất cây trồng.

Sau dồn thửa đổi ruộng, các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch được áp dụng cơ giới hóa, giúp giảm chi phí, giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất cây trồng.

Nhằm tạo bước đột phá trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, năm 2017, tỉnh có chủ trương tiếp tục dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để xây dựng cánh đồng lớn, sản xuất lúa chất lượng cao.

Sau dồn thửa đổi ruộng, nông dân dần thay đổi nhận thức, thói quen trong sản xuất nông nghiệp. Các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch được áp dụng cơ giới hóa, giúp giảm chi phí, giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất cây trồng.

Một số sản phẩm có thương hiệu và xuất khẩu như: thanh long ruột đỏ, ớt quả, dưa chuột, su su, chuối tiêu hồng,... Nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng như: Thiên ưu 8, RVT, HT1, TH3-3, DQ11, GS9,… được đưa vào sản xuất đã đưa năng suất lúa từ 34,2 tạ/ha năm 1997 lên 60 tạ/ha năm 2021.

Một số loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như Trà hoa vàng, Cát sâm, Hà thủ ô đỏ, Ba kích,... đã và đang được người dân tăng diện tích gieo trồng.

Sau 25 năm tái lập, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ khác của tỉnh đã tạo bước chuyển quan trọng, tác động tích cực đến năng suất, chất lượng của các cây trồng chủ lực, đưa giá trị sản xuất và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đều tăng qua các năm.

Nông dân có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (ngoài cùng, bên phải) thăm khu sản xuất rau sạch trong nhà kính tại Nông trường VinEco ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2020. Ảnh: Đức Hiền.

Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (ngoài cùng, bên phải) thăm khu sản xuất rau sạch trong nhà kính tại Nông trường VinEco ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2020. Ảnh: Đức Hiền.

Bước khởi đầu cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Phúc thu hút 11 dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nước sạch nông thôn với tổng số vốn hơn 2.700 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản vượt 10 nghìn tỷ đồng, gấp 1,43 lần năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt gần 50 triệu đồng/người, tăng 4,21 lần so với năm 2008.

Giai đoạn 2013-2020, thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh đã chuyển đổi gần 12 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau, củ, quả cho hiệu quả cao.

Nhờ vậy, những năm gần đây, mặc dù tổng diện tích đất canh tác của tỉnh ngày càng bị thu hẹp để dành đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, nhưng năng suất, sản lượng và giá trị trồng trọt không ngừng tăng, đảm bảo an ninh lương thực.

Cơ cấu giống, cây trồng, mùa vụ chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện các vùng sinh thái và địa phương trong tỉnh.

Một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn được hình thành và gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như bí đỏ, bí xanh, cà chua, su su, dưa các loại,… hiệu quả tăng gấp 3-4 lần so với cây trồng truyền thống và đã hình thành một số vùng sản xuất rau, quả an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP và HTX liên kết chuỗi với công ty Vineco Tam Đảo.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Vĩnh Phúc nổi tiếng với chính sách phát triển vững chắc đàn bò và cũng là địa phương tiên phong trong hỗ trợ thiến bò cóc, cải tạo chất lượng bò thịt cũng như tăng đàn rất nhanh chóng.

Chăn nuôi lợn, bò sữa và gia cầm đã trở thành thế mạnh của tỉnh. Nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, qua đó nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Mô hình chăn nuôi bò sữa tại mang lại giá trị kinh tế cao ở huyện Vĩnh Tường.

Mô hình chăn nuôi bò sữa tại mang lại giá trị kinh tế cao ở huyện Vĩnh Tường.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn như: Chăn nuôi lợn ở Lập Thạch, Yên Lạc; chăn nuôi gia cầm ở Tam Dương, Tam Đảo; chăn nuôi bò sữa tại Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Đảo... Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng từ 22,6 nghìn tấn năm 1997 lên 119,5 nghìn tấn năm 2021.

Hoạt động sản xuất đã gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, hình thành các mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ thịt lợn, thịt gà an toàn và trứng gà sạch.

Trong nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng đã tăng từ 2,6 nghìn ha năm 1997 lên 6,43 nghìn ha năm 2021. Tổng sản lượng nuôi trồng cá thịt tăng từ 2,3 nghìn tấn lên 23,5 nghìn tấn.

Hình thức và đối tượng nuôi trồng ngày càng được cải tiến và đa hạng hóa, từ hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến, nuôi ghép với đối tượng nuôi là cá truyền thống đã chuyển sang nuôi trồng theo hình thức bán thâm canh và thâm canh,...

Nhiều điển hình nuôi cá có hiệu quả cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha, gấp 2-3 lần so với mô hình nuôi cá truyền thống theo phương thức quảng canh cải tiến. Ngoài nuôi chính vụ, một số hộ còn nuôi cá qua đông cho hiệu quả kinh tế cao, giúp khép kín nuôi 2 vụ/năm và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước. Người dân đã quan tâm đầu tư nuôi trồng một số thủy sản có giá trị cao như: cá tầm, ba ba, nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, ếch, tôm càng xanh, cá sấu,...

Vĩnh Phúc đổi mới toàn diện xã hội vùng nông thôn

Năm 2010, Vĩnh Phúc bước vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp, chỉ có 14/112 xã đạt từ 10-14 tiêu chí chuẩn NTM, 80 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 18 xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân mỗi xã đạt 6,6 tiêu chí.

Vĩnh Phúc hiện có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 6/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Vĩnh Phúc hiện có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 6/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhân lực khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn...

Với tinh thần lấy nguồn thu công nghiệp, dịch vụ để đầu tư ngược vào nông nghiệp, lấy thành thị vực dậy nông thôn, từ đó, điện, đường, trường, trạm vùng nông thôn cơ bản được giải quyết, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện.

Một bộ mặt nông thôn mới đang hình thành, đó cũng là tiền đề để Vĩnh Phúc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Năm 2011, Vĩnh Phúc đã sớm hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức và người dân cùng tham; thay đổi cách chỉ đạo và triển khai, lựa chọn các xã làm điểm, phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo từng xã, từng tiêu chí, ưu tiên nguồn lực đầu tư; ban hành hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đồng bộ, công khai, phân cấp rõ ràng, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, quyết liệt chỉ đạo tập trung vốn đầu tư hàng năm để hỗ trợ các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới.

Đến nay, toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 36 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 6/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 20-22 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm OCOP.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.