| Hotline: 0983.970.780

Những cuộc chiến 'kim cương máu' tranh chấp vùng khai thác

Thứ Hai 03/04/2017 , 15:15 (GMT+7)

Khi đề cập thuật ngữ “kim cương máu”, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bộ phim cùng tên của điện ảnh Hollywood với vai chính của tài tử Leonardo DiCaprio, trình làng năm 2006. Tuy nhiên thuật ngữ này ra đời trước khi có bộ phim nổi tiếng...

Tuy nhiên thuật ngữ này ra đời trước khi có bộ phim nổi tiếng, và được dùng để chỉ loại kim cương được khai thác trong các vùng chiến sự và chúng cũng là một phần nguyên nhân của chiến tranh.

Tờ báo lừng danh thế giới với các bài phóng sự đặc biệt New York Times từng có một bài cận cảnh các cuộc chiến tranh ở châu Phi mà nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ tranh chấp vùng khai thác những viên đá quý giá nhất thế giới.

Những viên đá xù xì trước khi được chế tác, trở nên long lanh được đào lên từ những mỏ khai thác được quây lại giống như pháo đài ở những vùng chiến sự của Angola hoặc đãi thẳng từ con sông Congo đầy bùn đất.
 

Náo loạn vì kim cương

Sau một chặng đường dài vượt biển và các châu lục, chúng được xếp hạng, cắt ra, đánh bóng và đặt vào những chiếc nhẫn vàng, được trưng bày trong tủ kính của một cửa hàng nữ trang hào nhoáng ở khu Manhattan, New York (Mỹ), trở thành một biểu tượng đầy đắt đỏ của tình yêu vĩnh cửu.

Một phu kim cương trẻ tuổi mới tìm thấy viên đá anh tin là kim cương tại khu khai thác Koidu, Sierra Leon (New York Times)

Hành trình này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Hầu hết kim cương được tập trung về thủ đô London của Anh rồi từ đó mới tỏa ra thị trường khắp thế giới.

De Beers, tập đoàn Nam Phi kiểm soát 2/3 số kim cương thô của thế giới, quyết định bao nhiêu được bán ra, khi nào, bán cho ai và ở mức giá nào.

Trong trường hợp kim cương được khai thác có trách nhiệm, như ở Botswana, South Africa hay Namibia, chúng đóng góp vào sự phát triển và ổn định của đất nước. Nhưng ở những nước có mức độ tham nhũng cao, quân phiến loạn đầy manh động và biên giới thì lỏng lẻo, như ở Angola, Congo hay Sierra Leone, những viên đá lấp lánh kia là một tác nhân của nạn lao động nô lệ, giết chóc, sự chia rẽ, tình trạng vô gia cư và một nền kinh tế sụp đổ.

Trong khi giới kinh doanh thao túng và đảm bảo giá kim cương trên thị trường thế giới luôn ở mức cao, do nhỏ gọn, một số kim cương trị giá nhiều triệu đô la có thể được mang lậu ra ngoài trong một chiếc tất và vì kim cương thô khi mới được đưa ra khỏi đất gần như không thể, nếu không phải là dân chuyên nghiệp và có máy móc đầy đủ, chúng trở thành thứ cực kỳ hấp dẫn đối với những lãnh chúa châu Phi với đầy đủ thủ hạ và súng ống.

“Bạn không thể khởi động chiến tranh nếu không có tiền, và kim cương chính là tiền”, Willy Kingombe Idi, chuyên mua kim cương thô từ những người đi đào đãi trực tiếp, nói. “Người ta đánh nhau vì tiền. Mọi thứ đều thế. Tất cả là vì tiền”.

Tập đoàn De Beers ước tính chỉ 3% lượng kim cương thô toàn cầu đến từ các vùng xung đột ở châu Phi, theo Andrew Lamont, người phát ngôn của tập đoàn. Ông này còn liên tục nhắc lại rằng rất khó để xác định đâu là một vùng xung đột.

Nhưng Christine Gordon, một nhà báo ở London, cũng là một chuyên gia độc lập về kim cương, người chỉ trích De Beers, nói rằng kim cương trong những vùng xung đột ở châu Phi chiếm 10-15% lượng cung của thế giới.

Tuy nhiên, các cuộc xung đột đầy bạo lực ở châu Phi giàu kim cương cho đến nay chẳng làm thay đổi thói quen dùng kim cương của người Mỹ, vốn tiêu thụ hơn một nửa số kim cương của thế giới.
 

Đào bới trong bùn lầy

Đứng sau cùng trong hệ thống kinh doanh kim cương quốc tế, sự thúc bách kiếm đủ tiền mua lương thực đã buộc những người dân châu Phi như Mati Balemo ngày ngày cắm mặt vào đống bùn đất trên những con suối ở Congo.

13-30-11_sierr-leon
Phu kim cương tại một mỏ do chính phủ kiểm soát ở Sierra Leon (CNN)

Anh Balemo là dân đào kim cương lâu năm. Vào một buổi sáng, anh và sáu phu kim cương khác lên đường đi Kisangani một nơi thuộc bắc trung bộ Congo, lúc đầu bằng xe ôm và rồi đi bộ. Dọc đường đi, một quân nhân với khẩu súng máy trên tay yêu cầu được đi theo. Anh ta thuê một xe ôm khác. Nhưng đến một vùng đồi, chiếc xe chở tay súng kia bị ngã và mấy phu kim cương thoát được.

Họ tới được một con suối nhỏ, nơi người ta đặt các lều làm bằng tre nứa và dây leo. Bên trong lều tối om mặc dù mới đầu giờ chiều. Các phu kim cương đã làm việc ở đây một tháng qua và mới chỉ tìm thấy một ít kim cương.

Họ dùng xẻng xúc đất đá ngăn suối thành nhiều khúc. Rồi xúc bùn đất trong lòng suối đổ lên bờ, dùng rây lọc ra những hòn đá to từ đống bùn.

Những phu kim cương như anh Balemo bị kéo đến đây bởi ước mơ một ngày nào đó, một viên đá sẽ làm thay đổi cuộc đời mình. Trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng họ cứ cắm mặt xuống các lòng sông hay trong các hố bùn. Ba năm làm phu kim cương, viên đá quý lớn nhất mà anh Balemo tìm thấy nặng 2,16 carat (mỗi carat bằng 0,2 gam), trị giá 800 USD. Viên kim cương đó, nếu màu sắc hoàn hảo, trong, có thể được bán với giá 10.000 USD nếu ở New York, theo tính toán của các chuyên gia. Nhưng anh cũng không được cả 800 USD mà phải chia cho 5 phu kim cương khác.

Miki Galedem, 30 tuổi, vào nghề năm mới 16 tuổi, từng tìm thấy một viên kim cương lớn nặng 9 carat. Anh được trả 4.800 USD. Nhưng rồi số tiền đó cũng bay theo, như lời anh, là “bia và gái”.

Đứng trong một hố đầy nước và bùn đất, các phu kim cương nói họ không muốn nghĩ nhiều về công việc đang làm ví dụ kim cương sẽ đi về đâu, ai mua chúng làm đồ trang sức và với giá bao nhiêu. “Kim cương rất đẹp”, anh Balemo nói. “Mọi người đều muốn cái đẹp. Đó là điều bình thường”.

Anh đã đãi đất đá hơn một giờ qua. Bất thình lình anh tìm thấy một viên kim cương. Anh bỏ vào miệng để làm sạch nó rồi nhè ra một viên đá trắng lấp lánh to bằng nửa quả nho khô. Các bạn anh đều vỗ tay và một phu kim cương ước tính các lái buôn kim cương ở Kisangani sẽ trả cao nhất là 20 USD cho viên đá này.

“Tôi rất vui”, anh Balemo nói, dù cái cười trên môi không tươi là mấy, bởi đây là viên đầu tiên tìm thấy trong gần một tuần đào bới. “Cũng chẳng được mấy tiền”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm