| Hotline: 0983.970.780

Những điều ít biết về các con trai của ông Giang Trạch Dân

Thứ Sáu 15/07/2016 , 09:04 (GMT+7)

Ông Miên Hằng từng có hướng đi theo con đường chính trị giống người cha, nhưng không thành công. Năm 2007, ông không đạt đủ số phiếu cần thiết để trở thành thành viên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tương đương đại biểu Quốc hội ở Việt Nam)...

Giữa tháng 6/2016, các trang tin ít dành cho người Trung Quốc ở hải ngoại bỗng nhiên nổi như cồn nhờ việc khai thác chuyện gia tộc họ Giang.

Tờ Epoch Times hôm 17/6 vừa qua loan báo “các con trai ông Giang bị quản thúc” và tin này ngay lập tức trở thành thứ được săn lùng nhiều nhất trên mạng tìm kiếm Trung Quốc baidu.

Thậm chí, nhiều trang web ở Trung Quốc muốn nâng cao hiệu suất được bạn đọc tìm kiếm trên mạng đã bỏ tiền ra để quảng cáo các cụm từ: Giang Miên Hằng bị bắt; con trai Giang Trạch Dân bị bắt; con trai Giang Trạch Dân bị quản thúc; nhà họ Giang bị thanh trừng... Tuy nhiên, khi bấm vào các đường link (liên kết) này, người đọc sẽ đọc được… tin quảng cáo, tin bán hàng hạ giá, xả hàng tồn kho.

Theo các trang tin tức Hong Kong, ông Miên Hằng trở về Trung Quốc năm 1992 sau khi tốt nghiệp luận án tiến sỹ tại Mỹ. Ông tiếp quản Công ty TNHH Đầu tư Liên Minh Thượng Hải (SAIL), một công cụ đầu tư của chính quyền thành phố Thượng Hải. Tờ BloomBerg cho rằng đến tháng 6 năm nay, Giang Miên Hằng vẫn giữ chủ tịch và giám đốc điều hành của SAIL.

Vụ đầu tư thành công nhất của ông Miên Hằng là việc đảo ngược vận mệnh Cty viễn thông hàng đầu Trung Quốc China Netcom khi đơn vị viễn thông nhà nước này đang gặp khó khăn. China Netcom được mô tả là đã "lột xác" thành công ty viễn thông lớn thứ ba ở Trung Quốc chỉ 3 năm sau khi ông Miên Hằng quyết định đầu tư hàng tỷ USD vào đây qua nguồn vốn của SAIL. Giám đốc điều hành China Netcom, Edward Tian cho biết ông Miên Hằng là “người đứng đầu thực tế của công ty”.

Để tăng phần kịch tính, Epoch Times nói ông Giang Trạch Dân cũng đã bị quản thúc, bị chuyển từ Thượng Hải về Bắc Kinh để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, tin này cũng giống nhiều tin trước đó của Epoch Times, gần như dạng tin “độc quyền” trong khi các hãng truyền thông uy tín từ Hong Kong, Đài Loan, cho tới phương Tây đều yên lặng.

Tin về ông Miên Hằng được thêu dệt nhiều nhất, trong khi người em Miên Khang ít bị chú ý hơn. Việc ông Miên Hằng từ chức Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Thượng Hải được giật title khá kêu: Con trai cả Giang Trạch Dân bị tước quyền hạn, dấu hiệu cho thấy “vua hổ” sắp bị tiêu diệt. Thực tế, theo South China Morning Post, ông Miên Hằng sinh năm 1952, về hưu tháng 1/2016 khi đã 63 tuổi.

16-37-18_nh2
Ba thế hệ lãnh đạo Trung Quốc gần đây: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình

 

Theo thông báo trên trang mạng của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc: "Đồng chí Giang Miên Hằng đã đến tuổi về hưu sẽ ngưng lãnh đạo phân viện Thượng Hải". Viện này cho biết cán bộ ở cấp Giang Miên Hằng đến tuổi 60 là có thể phải về hưu.

Ông Miên Hằng từng có hướng đi theo con đường chính trị giống người cha, nhưng không thành công. Năm 2007, ông không đạt đủ số phiếu cần thiết để trở thành thành viên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tương đương đại biểu Quốc hội ở Việt Nam). Sự kiện này khi đó được các báo Hong Kong và Đài Loan cho rằng ông Giang Trạch Dân không có đủ ảnh hưởng để đưa con mình lên vũ đài chính trị. Gia tộc họ Giang chưa từng chính thức nói về việc này.

Ông Giang Trạch Dân không bị quản thúc

Theo China Daily Mail, nhà phân tích Chan Kai Yee nhận định việc ông Giang từ Thượng Hải quay về Bắc Kinh là sự hậu thuẫn cần thiết trong bối cảnh chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” - thanh trừng quan chức tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang bước vào thời kỳ gay cấn.

Ông Chan cho biết, Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Trung Quốc cùng các “trưởng lão” (lãnh đạo cấp cao đã về hưu) mới là cơ quan quyền lực thật sự ở Trung Quốc trong các quyết sách chiến lược. Theo đó, ông Tập được các “trưởng lão” ủng hộ mạnh mẽ trong chiến dịch chống tham nhũng tràn lan, quan liêu, lạm quyền, sống hưởng thụ của quan chức các cấp - thường được gọi là chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”.

“Chiến dịch của ông Tập đã động chạm đến nhiều quan chức cấp cao, không phải không có những chỉ trích nhằm vào đương kim Chủ tịch Trung Quốc. Trong lúc này, sự xuất hiện của ông Giang tại Bắc Kinh sẽ góp phần dẹp yên các tiếng nói chống đối”, Chan nói.

Ông Tập Cận Bình từng vài lần xuất hiện tại những nơi công cộng như cửa hàng bán đồ ăn, tín hiệu cho thấy ông không sợ bị trả thù bởi những cựu quan chức công an, quân đội đã bị tước quyền. Một phần nhờ việc ông Tập đã nắm chắc quyền lực. Phần khác là sự xuất hiện của ông Giang tại Bắc Kinh, thể hiện ông sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ cho thế hệ “hậu bối”.

16-37-18_nh4
Ba thế hệ lãnh đạo Trung Quốc gần đây: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình

 

Ông Giang cũng từng có chuyến đi vài ngày tới đảo Hải Nam, được tờ Epoch Times bêu riếu là không có báo chí nào đưa tin. Tuy nhiên, ông Chan cho rằng người thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 3 ở Trung Quốc như ông Giang có quá thừa sự tinh tế để sắp xếp cho việc người thân của mình sẽ an toàn dù ông không còn nữa.

“Chuyến đi của một lãnh đạo đã về hưu ở đất nước kín tiếng như Trung Quốc đương nhiên sẽ không xuất hiện nhiều trên báo chí. Mặt khác, nếu không có sự ràng buộc nhất định, chắc chắn ông Giang sẽ không chuyển giao quyền lực một cách đơn giản”.

Nhà phân tích Chan chỉ ra rằng có thể thấy được thông điệp của ông Giang về việc ông sẽ ở lại Bắc Kinh lâu dài: “Trong cuộc trò chuyện với lãnh đạo tỉnh Hải Nam được tờ Singtao Daily và SCMP đưa tin, ông Giang nói ông sẽ làm cho Bắc Kinh có nhiều cảnh đẹp như Hải Nam”.

Chan cho rằng cũng giống như cách ông Đặng Tiểu Bình chuyển giao quyền lực cho ông Giang, rồi sau đó là ông Hồ Cẩm Đào, tiếp đến là ông Tập Cận Bình, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân “chắc chắn đã có sắp xếp” để bảo vệ người thân khi ông rời đỉnh cao quyền lực.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm