| Hotline: 0983.970.780

Những đường ngang kỳ lạ, biết có thể chết vẫn đi

Thứ Bảy 13/07/2019 , 08:23 (GMT+7)

Độ dốc lớn hoặc không có đường dẫn, rào chắn sơ sài hoặc trống trơn, dễ xảy ra tai nạn, từng có nhiều người chết là đặc điểm của những đường ngang nguy hiểm này.

Dù chỉ có hơn 20km chạy qua địa bàn nhưng Ninh Bình vẫn là vị trí huyết mạch với giao thông đường sắt Bắc - Nam. Trong nhiều năm gần đây, chính quyền tỉnh và ngành đường sắt có nhiều biện pháp giảm thiểu tai nạn nhưng vấn đề đường ngang dân sinh tự mở vẫn còn rất nhức nhối, trở thành mối đe dọa chính với an toàn đường sắt. Nhiều nơi, các thiết bị rào chắn rất sơ sài, chỉ là những cọc gỗ, thân tre. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong ảnh là đường ngang Ngã ba Chợ chiều, hay còn gọi là ngã ba cây gạo thuộc phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đây là nơi từng xảy ra rất nhiều tai nạn đường sắt thảm khốc.

Mới đây nhất, đầu tháng 7 vừa qua, 2 thanh niên xe máy đến đường ngang trong đêm thì gặp dốc cao, một người đẩy, một người lái và bị tàu hỏa đâm khiến người điều khiển chết tại chỗ. Từ phía khu dân cư đi ra quốc lộ 1A chỉ có vỏn vẹn tấm biển báo, không có gác chắn cho chiều này. Ảnh: Tùng Đinh.

Là nơi có mật độ xe cộ rất đông, nhiều xe trọng tải lớn và là nơi giao nhau giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 12B, ngã ba này là nơi rất khó xử lý đối với người điều khiển phương tiện đi qua đường ngang.

Ngoài ra, chênh cao lớn từ mặt đường 1A với nền đường sắt tạo độ dốc lớn, góc lái nhỏ khiến nhiều trường hợp không lên nổi dốc hoặc mắc kẹt trên đỉnh dốc, dễ xảy ra tai nạn, nhất là trong đêm. Ảnh: Tùng Đinh.

Điều đáng nói là mặc dù chính quyền đã nhiều lần làm rào chắn, tường bê tông để bịt đường ngang này nhưng cứ sáng xây xong thì tối dân ra phá. Nguyên nhân được cho là do thói quen đi lại lâu đời tại khu vực này nên người dân nhất quyết không chịu bịt đường, mặc dù chỉ cách đó 300m là đường ngang chính quy, có gác chắn tiêu chuẩn và người cảnh giới 24/7. Ảnh: Tùng Đinh.

Để đối phó với tình trạng này, không còn cách nào khác, chính quyền phường Yên Bình phải thuê người làm nhiệm vụ cảnh giới tại đường ngang này để giảm nguy cơ tai nạn cho người đi đường và thu hẹp đường ngang, không cho ô tô đi qua. Tuy nhiên, do là chính sách của địa phương nên người cảnh giới ở đây chỉ làm việc từ 6-22h hàng ngày, với mức trợ cấp 2 triệu đồng/tháng và có 2 người luân phiên nhau.

Trong ảnh là ông Sinh, chủ hàng tạp hóa dưới gốc cây gạo và cũng là người được chọn làm công việc cảnh giới. Theo ông, mặc dù đóng đường ngang thì doanh thu bán hàng của gia đình có thể bị ảnh hưởng nhưng vì chứng kiến quá nhiều tai nạn đau lòng nên ông vẫn đồng ý với việc bỏ hoàn toàn đường ngang này. Ảnh: Tùng Đinh.

Bên cạnh những đường ngang nguy hiểm như trên. Tỉnh Ninh Bình đã phát triển nhiều đường ngang chính quy, có cảnh báo tự động hoặc người gác 24/7. Đối với các trạm gác tự động như trong ảnh, khi tàu còn cách đường ngang khoảng 800m, hệ thống barrie sẽ tự động hạ xuống, kèm theo đó là chuông và đèn báo để cảnh giác người đi đường. Ảnh: Tùng Đinh.
Mặc dù hiện đại và chính xác, nhưng vấn đề ý thức người tham gia giao thông vẫn là thách thức với hệ thống tự động này. Đại diện Phòng cảnh sát giao thông tỉnh Ninh Bình cho biết, nếu những người vô ý thức, họ hoàn toàn có thể đi vòng qua hoặc chui qua barrie để vượt đường sắt khi tàu đang đến nên điều kiện tốt nhất là các đường ngang phải có người cảnh giới. Ảnh: Tùng Đinh.
Trong khi đó, ở Thanh Hóa, với hơn 100km đường sắt dọc địa bàn, tỉnh này tồn tại đến 190 đường ngang trái phép do dân tự mở. Đáng chú ý nhất là đường ngang tự phát ở trước cổng làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, vẫn được người dân sử dụng dù cách đường ngang tiêu chuẩn chỉ 50m và đã có đường gom hoàn chỉnh. Ảnh: Tùng Đinh.
Chỉ cách đường ngang này 50m là hệ thống đường ngang chính quy, có người gác, barrie tiêu chuẩn nhưng người dân vẫn không chịu đi. Đổi lại, họ chọn cách nhấc xe đạp, đi bộ qua khu vực đường ngang trước cổng làng này, dù không có bất cứ vật che chắn hoặc đường dẫn nào. Ảnh: Tùng Đinh.
Từ trong làng nhìn ra quốc lộ 1A, chỉ có vỏn vẹn chiếc biển báo này, do đường ngang này từng bị xóa bỏ nên hệ thống cảnh báo cũng được di dời. Tuy nhiên, người dân không đồng ý, tìm cách phá rào chắn, tường bê tông để tiếp tục sử dụng với lý do đường ngang này đi thẳng vào cổng làng nên 'hợp phong thủy', làng không bị chặn. Ảnh: Tùng Đinh.
Do không có đường dẫn nên xe máy, ô tô không thể di chuyển qua khu vực này, chỉ có người đi bộ, xe đạp vẫn thường xuyên băng qua khu vực không hề có biện pháp an toàn nào như thế này để 'tiện' di chuyển. Ảnh: Tùng Đinh.
Ngoài việc không có hệ thống cảnh báo, ngăn cách tiêu chuẩn, khu vực đường ngang này còn rất hạn chế tầm nhìn, khó quan sát các tàu di chuyển theo hướng từ Bắc vào Nam, dễ xảy ra tan nạn. Ảnh: Tùng Đinh.
Hiện nay, tại đây chỉ có một chòi canh làm nhiệm vụ bẻ ghi cho các tàu khi ra khỏi ga Nghĩa Trang với 1 nhân viên đường sắt làm việc. Theo chia sẻ của nhân viên này, mặc dù công việc chỉ là bẻ ghi nhưng do người dân vẫn băng qua đường sắt không chắn một cách liều lĩnh nên anh thường làm thêm nhiệm vụ cảnh giới, hỗ trợ người/phương tiện mắc kẹt trên đường sắt khi tàu đang tới. Ảnh: Tùng Đinh.

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm