| Hotline: 0983.970.780

Những hình ảnh đáng sợ về nạn châu chấu sa mạc

Thứ Bảy 04/07/2020 , 15:31 (GMT+7)

Năm 2020, Đông Phi phải hứng chịu những đợt tấn công của châu chấu sa mạc, trong vài tháng gần đây chúng đã lan sang các quốc gia châu Á như Yemen, Pakistan, Ấn Độ.

Nông dân ở ngoại ô Sukkur thuộc miền nam tỉnh Sindh của Pakistan đang xua đuổi châu chấu ra khỏi ruộng của mình vào ngày 1/7. Trước đó, Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn quốc gia do châu chấu phá hủy mùa màng trên các nông trang.

Nông dân ở ngoại ô Sukkur thuộc miền nam tỉnh Sindh của Pakistan đang xua đuổi châu chấu ra khỏi ruộng của mình vào ngày 1/7. Trước đó, Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn quốc gia do châu chấu phá hủy mùa màng trên các nông trang.

Đàn châu chấu đậu trên cây ở Quetta, Pakistan vào tháng 6 vừa qua. Các quan chức nông nghiệp của nước này cho rằng một đợt bùng phát mới của nạn châu chấu đang lan rộng khắp cả nước và gây ra mối đe dọa với an ninh lương thực.

Đàn châu chấu đậu trên cây ở Quetta, Pakistan vào tháng 6 vừa qua. Các quan chức nông nghiệp của nước này cho rằng một đợt bùng phát mới của nạn châu chấu đang lan rộng khắp cả nước và gây ra mối đe dọa với an ninh lương thực.

Châu chấu chiếm lĩnh các cành cây ở thị trấn Lodwar, hạt Turkana, Kenya. Hiện nay, nhiều quốc gia đang phải phối hợp với nhau để tìm cách giải quyết triệt để nạn châu chấu khi liên tục xuất hiện những bầy đàn lớn sau nhiều thập kỷ.

Châu chấu chiếm lĩnh các cành cây ở thị trấn Lodwar, hạt Turkana, Kenya. Hiện nay, nhiều quốc gia đang phải phối hợp với nhau để tìm cách giải quyết triệt để nạn châu chấu khi liên tục xuất hiện những bầy đàn lớn sau nhiều thập kỷ.

Máy bay phun thuốc diệt châu chấu sa mạc xuyên đêm tại Samburu, Kenya. Để tiêu diệt châu chấu, người ta sử dụng các cảm biến và định vị GPS để xác định tọa độ đàn châu chấu dừng chân trong đêm rồi cho phun thuốc diệt.

Máy bay phun thuốc diệt châu chấu sa mạc xuyên đêm tại Samburu, Kenya. Để tiêu diệt châu chấu, người ta sử dụng các cảm biến và định vị GPS để xác định tọa độ đàn châu chấu dừng chân trong đêm rồi cho phun thuốc diệt.

Đàn châu chấu khổng lồ cất cánh di chuyển sau khi ngủ qua đêm ở Samburu, Kenya. Các nông dân và nhà chức trách nhiều quốc gia Đông Phi và Tây Á đang lo ngại nạn châu chấu sẽ gây tổn hại đến thu nhập và nguồn lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành.

Đàn châu chấu khổng lồ cất cánh di chuyển sau khi ngủ qua đêm ở Samburu, Kenya. Các nông dân và nhà chức trách nhiều quốc gia Đông Phi và Tây Á đang lo ngại nạn châu chấu sẽ gây tổn hại đến thu nhập và nguồn lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành.

Châu chấu sa mạc đậu trên nóc một ngôi nhà ở Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Châu chấu sa mạc đậu trên nóc một ngôi nhà ở Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Người nông dân ở Ấn Độ cho thấy xác những con châu chấu trên cánh đồng của anh tại Badra Sonauti, ngôi làng ở ngoại ô Allahabad. Hiện nay, châu chấu sa mạc đang hoành hành trên diện rộng ở nhiều nơi của quốc gia này.

Người nông dân ở Ấn Độ cho thấy xác những con châu chấu trên cánh đồng của anh tại Badra Sonauti, ngôi làng ở ngoại ô Allahabad. Hiện nay, châu chấu sa mạc đang hoành hành trên diện rộng ở nhiều nơi của quốc gia này.

Người dân tìm cách xua đàn châu chấu khỏi cây xoài của mình tại khu dân cư của thành phố Jaipur thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ.

Người dân tìm cách xua đàn châu chấu khỏi cây xoài của mình tại khu dân cư của thành phố Jaipur thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ.

Người đàn ông chụp ảnh đàn châu chấu tràn qua khu dân cư ở Allahabad, Ấn Độ.

Người đàn ông chụp ảnh đàn châu chấu tràn qua khu dân cư ở Allahabad, Ấn Độ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, thiệt hại do châu chấu sa mạc gây ra đã ảnh hưởng năng suất mùa màng đến khoảng 90.000 ha cây lương thực thuộc 20 quận huyện ở bang Rajasthan, Ấn Độ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, thiệt hại do châu chấu sa mạc gây ra đã ảnh hưởng năng suất mùa màng đến khoảng 90.000 ha cây lương thực thuộc 20 quận huyện ở bang Rajasthan, Ấn Độ.

Nguyên nhân dịch hại châu chấu lan rộng được cho là do những cơn gió cuốn theo mưa thuận lợi đã đẩy tốc độ di chuyển của châu chấu phát tán khắp nơi. Các bầy đàn châu chấu tiếp tục sinh sôi nhanh chóng hiện đang đe dọa sẽ nở rộ gây ra thảm họa nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực tại quốc gia đông dân số thứ hai thế giới.

Nguyên nhân dịch hại châu chấu lan rộng được cho là do những cơn gió cuốn theo mưa thuận lợi đã đẩy tốc độ di chuyển của châu chấu phát tán khắp nơi. Các bầy đàn châu chấu tiếp tục sinh sôi nhanh chóng hiện đang đe dọa sẽ nở rộ gây ra thảm họa nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực tại quốc gia đông dân số thứ hai thế giới.

Các chuyên gia dịch hại cây trồng cho rằng, một thách thức lớn có thể sẽ xuất hiện khi châu chấu sa mạc bắt đầu vào mùa sinh sản do từ năm ngoái, châu chấu trưởng thành đã xâm nhập vào các vùng nông nghiệp của Ấn Độ, sau một chu kỳ 26 năm. Và hiện nay bầy đàn này kết hợp với những 'đám mây châu chấu' mới đến sẽ có khả năng gây hại nhiều hơn, dài hơn.

Các chuyên gia dịch hại cây trồng cho rằng, một thách thức lớn có thể sẽ xuất hiện khi châu chấu sa mạc bắt đầu vào mùa sinh sản do từ năm ngoái, châu chấu trưởng thành đã xâm nhập vào các vùng nông nghiệp của Ấn Độ, sau một chu kỳ 26 năm. Và hiện nay bầy đàn này kết hợp với những “đám mây châu chấu” mới đến sẽ có khả năng gây hại nhiều hơn, dài hơn.

Đặc biệt, nạn châu chấu mới xuất hiện ở Ấn Độ mới chỉ có tuổi đời từ khoảng 10-12 ngày tuổi và chúng có khả năng bay rất xa để tìm kiếm nguồn thức ăn và sẽ tàn phá bất kỳ thảm thực vật nào nơi chúng đến.

Đặc biệt, nạn châu chấu mới xuất hiện ở Ấn Độ mới chỉ có tuổi đời từ khoảng 10-12 ngày tuổi và chúng có khả năng bay rất xa để tìm kiếm nguồn thức ăn và sẽ tàn phá bất kỳ thảm thực vật nào nơi chúng đến.

Các nghiên cứu cho thấy, hiện châu chấu đang chuẩn bị vào mùa đẻ trứng và sẽ nở rộ sau chừng hai tháng nữa. Theo Chương trình Lương Nông Liên Hợp quốc (FAO), sức hủy diệt và độ phàm ăn của một đàn châu chấu điển hình là rất lớn. Kích thước của những bầy đàn này có thể liên tục thay đổi, từ dưới một km vuông đến vài trăm km vuông.

Các nghiên cứu cho thấy, hiện châu chấu đang chuẩn bị vào mùa đẻ trứng và sẽ nở rộ sau chừng hai tháng nữa. Theo Chương trình Lương Nông Liên Hợp quốc (FAO), sức hủy diệt và độ phàm ăn của một đàn châu chấu điển hình là rất lớn. Kích thước của những bầy đàn này có thể liên tục thay đổi, từ dưới một km vuông đến vài trăm km vuông.

Hiện nay giải pháp phòng chống của hầu hết các quốc gia vẫn chủ yếu dựa vào các hóa chất organophosphate. Loại thuốc bảo vệ thực vật này được pha chế với liều lượng nhỏ để đánh châu chấu sa mạc bằng máy phun không người lái hoặc gắn trên các phương tiện di chuyển.

Hiện nay giải pháp phòng chống của hầu hết các quốc gia vẫn chủ yếu dựa vào các hóa chất organophosphate. Loại thuốc bảo vệ thực vật này được pha chế với liều lượng nhỏ để đánh châu chấu sa mạc bằng máy phun không người lái hoặc gắn trên các phương tiện di chuyển.

Nguồn: The Atlantic

Xem thêm
Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng

Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng. Nhiều diện tích cà phê ở Gia Lai bị cháy khô. Lục Yên khắc phục hậu quả dông lốc. Hợp tác xã ‘3 trong 1’, hiệu quả kinh tế cao.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Hàng trăm nhà dân bị sập do gió lốc bất thường ở Tuyên Quang

TUYÊN QUANG Mưa lớn kèm giông lốc đêm 17, ngày 18/4 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã khiến nhiều nhà dân ở các huyện vùng cao của tỉnh này bị ảnh hưởng, thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm