| Hotline: 0983.970.780

Những lưu ý quản lý sâu bệnh hại lúa vụ hè thu 2023

Thứ Năm 25/05/2023 , 13:18 (GMT+7)

Đồng bằng sông Cửu Long bước vào vụ hè thu, nhiều địa phương lúa đang đẻ nhánh, năm nay, giá lúa cao, vụ đông xuân bà con có lãi nên ai nấy đều phấn khởi.

Bón phân Đầu Trâu TE A1 - TE A2 giúp lúa cho năng suất chất lượng cao.

Bón phân Đầu Trâu TE A1 - TE A2 giúp lúa cho năng suất chất lượng cao.

Tại vùng chuyên canh lúa 3 vụ ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, dù rất háo hức, bà con vẫn không nóng vội mà tuân thủ đúng quy trình khuyến cáo của chương trình canh tác lúa thông minh, đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ tối thiểu 3 tuần để tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa.

Ở thời điểm cây lúa hơn 10 ngày tuổi, mặc dù thời tiết đầu vụ nắng nóng nhưng những dịch hại như bọ trĩ hầu như không xuất hiện. Lí giải nguyên nhân này, anh Trần Hữu Nghĩa và bà con trong mô hình cho rằng, chính việc làm đất kỹ, bón lót đầu vụ bằng phân bón Đầu Trâu Mặn - Phèn, và xử lý hạt giống tốt ngay từ đầu, kết hợp sạ cụm chỉ 60kg/ha,… đã giúp cây lúa khỏe, lá lúa dày, cứng nên đã hạn chế bọ trĩ rất nhiều, so với các ruộng lúa vẫn gieo sạ theo phương thức truyền thống ở địa phương.

Theo dự báo, thời tiết vụ hè thu năm nay nắng nóng sẽ rất gay gắt. Thời tiết nắng nóng, xen kẽ những cơn mưa bất chợt, sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại, nấm bệnh phát sinh tấn công các trà lúa ở những giai đoạn trọng yếu.

Để phòng ngừa hiệu quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo, bà con nên áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh, ứng dụng đồng bộ các giải pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”. Trong đó, chú trọng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, kết hợp bón phân cân đối.

Cụ thể, phân tích đất để biết chỉ số Ca/Mg, từ đó, áp dụng công thức bón phân phù hợp, giúp gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đầu vụ cần làm đất kỹ, bón lót phân Đầu Trâu Mặn-Phèn, với lượng bón từ 100-150kg/ha, để hóa giải độc chất trong đất, tạo điều kiện thuận lợi để rễ lúa phát triển khỏe ngay từ đầu.

Bón thúc với quy trình bón phân thông minh giúp cây lúa khỏe, lá lúa dày, cứng cây, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi, từ đó, phòng ngừa sâu bệnh hại hiệu quả hơn, cụ thể:

- Giai đoạn, từ 7-10 ngày sau khi gieo sạ, bón thúc lần 1: bón phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 100-150kg/ha

- Giai đoạn lúa đẻ nhánh, từ 18-22 ngày sau sạ, bón thúc lần 2: bón phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 100-150kg/ha

- Giai đoạn bón phân đón đòng, từ 38-42 ngày sau sạ, bón thúc lần 3: Bón phân Đầu Trâu TE A2, lượng bón 100-150kg/ha. Các sản phẩm phân bón nói trên do Công ty CP Phân bón Bình Điền sản xuất.

Bà con nông dân nên chọn giống lúa xác nhận kháng bệnh; xử lí hạt giống trước khi gieo sạ.

Bà con nông dân nên chọn giống lúa xác nhận kháng bệnh; xử lí hạt giống trước khi gieo sạ.

Với giống lúa, nên chọn giống xác nhận kháng bệnh; xử lí hạt giống trước khi gieo sạ; sạ thưa với lượng giống gieo sạ giảm xuống dưới 80kg/ha. Bảo vệ thiên địch duy trì cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa bằng cách: không phun thuốc trừ sâu trước 40 ngày sau sạ. Áp dụng công nghệ sinh thái trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch; Không đốt rơm cuối vụ…

Sau 40 ngày sau sạ, chỉ quan tâm phòng trừ bệnh cháy bìa lá, bệnh đạo ôn trên lá, đạo ôn trên cổ bông. Cụ thể, với bệnh đạo ôn gồm đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, để phòng ngừa hiệu quả, bà con cần lưu ý đặc điểm bệnh như sau:

Bệnh đạo ôn lá, chỉ bón phân khi ruộng lúa không biểu hiện bệnh; Không nên phun ngừa; Chỉ phun thuốc khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, xuất hiện nấm chấm kim; Lá lúa xuất hiện một vài nấm chấm kim là nên phun, không đợi lá xuất hiện vết bệnh bằng mắt én.

Bệnh đạo ôn cổ bông, chỉ cần tấn công 2 đêm có thể gây lép cao. Vì vậy, cần phun ngừa ở giai đoạn lúa trổ lác đác; Phun thêm một lần vào giai đoạn lúa trổ đều để trị bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dụng cho lúa giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa.
Phân bón Đầu Trâu chuyên dụng cho lúa giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dụng cho lúa giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa.

Riêng sâu cuốn lá, bà con cần tích cực kiểm tra, theo dõi sự phát triển của sâu. Theo đó, sâu cuốn lá phát triển nhiều ở các ruộng lúa quá tốt, do bón thừa phân đạm. Vì vậy, bón phân cân đối sẽ giúp hạn chế sâu cuốn lá.

Đồng thời, bà con cũng cần hạn chế phun thuốc trừ sâu cho lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch. Bởi vì, giai đoạn này, khi sâu gây hại ở mật độ thấp, sự thiệt hại sẽ không đáng kể do cây lúa có khả năng tự bù đắp.

Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh chỉ nên phun thuốc khi mật độ sâu xuất hiện khoảng 30-40 con/m². Trong giai đoạn đòng trổ, nếu mật độ khoảng 15-20con/m² mới phải tiến hành phun thuốc.

Trước khi phun cần quan sát đồng ruộng, nếu thấy xuất hiện sâu tuổi 1-3 thì tiến hành phun thuốc hiệu quả sẽ cao hơn.

Lưu ý, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần phải tuân thủ theo nguyên tắc "4 đúng", là đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Sau khi phun xong, cần thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và để đúng nơi quy định nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?