Đỉnh điểm 2019, giống lúa thơm ST25 nổi tiếng đạt giải Gạo ngon nhất thế giới, do nhóm tác giả AHLĐ Hồ Quang Cua, TS Trần Tấn Phương và Thạc sĩ Nguyễn Thị thu Hương lai tạo. Đó là những cán bộ tâm huyết, đam mê nghiên cứu khoa học tại địa phương.
Hơn 20 năm, trong điều kiện nghiên cứu ban đầu còn thiếu thốn trang thiết bị, vật liệu, nhất là nguồn tài chính chủ yếu “tự thân vận động”. Hầu hết cán bộ vừa làm công việc chuyên môn, hành chính nông nghiệp của tỉnh vừa dành thời gian ngoài giờ dồn tâm sức trí tuệ, mài mò tìm hướng đi riêng để đạt được thành tựu hôm nay.
Hiện nay, AHLĐ Hồ Quang Cua, nguyên Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng, đã xây dựng hình thành trại nghiên cứu và sản xuất giống lúa tại huyện Mỹ Xuyên. Riêng TS Trần Tấn Phương, 2011 khi còn là cán bộ Sở NN-PTNT và Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng, từ năm 2011 TS Phương đã xây dựng Trạm nghiên cứu lúa rộng 3ha của anh tại ấp Phú Tức, xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng). Chương trình nghiên cứu của trạm có giai đoạn hợp tác với Tổ chức JICA- Nhật và Viện Nông nghiệp Việt Nam).
TS Phương phân giải: Nếu như khoán sản phẩm đến công đoạn cuối cùng hiện cũng chưa rõ ràng. Hoặc như có sản phẩm cụ thể đã nghiên cứu ra rồi dễ, trong khi nhà khoa học mới bắt đầu phác thảo và lên kế hoạch nghiên cứu.
Về đào tạo, trạm nghiên cứu tại địa phương cũng phải quán xuyến công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu. Trong khi kinh phí nghiên cứu khoa học ở địa phương nào hầu như cũng gặp hạn chế. Nguồn lực có hạn, chủ yếu phải “tự thân vận động” hoặc bỏ tiền túi cá nhân ra.
Đối với các Trung tâm, trạm nghiên cứu nông nghiệp tại các địa phương, muốn vận động nguồn kinh phí nghiên cứu từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong nước quả là không dễ chút nào. Thông thường, phía đơn vị đối tác yêu cầu cán bộ nghiên cứu khoa học tại địa phương nghiên cứu trước. Khi đã có kết quả sản phẩm rồi các đơn vị đó mới tiến hành các bước hợp tác.
Tuy nhiên, việc thực hiện hợp tác đối với các đơn vị đặt hàng thường chọn các nhà khoa học đã có tiếng tăm về thành tựu nghiên cứu, có sản phẩm nổi trội ra đời, hiệu quả ứng dụng cao. Về mặt này các nhà khoa học trẻ sẽ khó tiếp cận.
Còn xoay qua hướng tìm nguồn kinh phí thông qua nghiên cứu hợp tác với các cơ quan nghiên cứu nước ngoài không đơn giản. Và nếu có, cán bộ nghiên cứu khoa học địa phương phải trình thông qua cơ quan quản lý nhà nước, đi qua một vòng sẽ mất thời gian khá lâu và gần như là không được (yêu cầu nầy đối với các Viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành dễ hơn).
Theo TS Trần Tấn Phương, trở lại vấn đề đặc thù nghiên cứu đưa ra thực nghiệm đến thành công một giống lúa mất thời gian 3-4 năm. Nguồn kinh phí lớn nhất, cần có liên tục tập trung chủ yếu cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công tác khảo nghiệm. Do vậy, cán bộ địa phương đam mê nghiên cứu khoa học tại các địa phương thường gặp một số giới hạn về nguồn lực, mong muốn có sự hợp tác mở với các dơn vị trong và ngoài nước vẫn còn một số trở ngại nhất định.
TS Trần Tấn Phương tham gia trong nhóm tác giả nghiên cứu khoa học của tỉnh Sóc Trăng, thành công nhiều giống lúa thơm ST có giá trị cao như ST19, ST20. Đặc biệt, các giống lúa ST3, ST5, ST20, ST24 và ST25 được Bộ NN-PTNT công nhận là giống đặc cách, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.